**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương giảm dưới mức hỗ trợ 880 quan trọng

Đậu tương đóng cửa giảm nhẹ 3 cent, tương đương 0.34% để đóng cửa ngay dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng 880. Bất chất việc giá đã tăng trong phiên sáng nhờ lực mua kỹ thuật, cùng với đơn hàng 192,000 tấn đậu tương bán cho Trung Quốc trong báo cáo Daily Export Sale của USDA, giá đậu tương đã rơi mạnh ngay khi mở cửa phiên tối. Việc Trung Quốc mua hàng tại thời điểm này là điều đương nhiên nên không có ý nghĩa trong phiên hôm qua, vì nguồn cung đậu tương hiện tại của các nước Nam Mỹ đang rất eo hẹp, trong khi Trung Quốc cần phải đẩy nhanh tiến độ mua hàng hơn nữa để đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký với Mỹ hồi đầu năm. Vì thế, thị trường phản ứng chủ yếu với các thông tin về dự đoán sản lượng niên vụ tới tại Brazil của các hãng tin lớn. AgroConsult dự báo diện tích gieo trồng đậu tương Brazil sẽ tăng thêm khoảng 1 triệu héc-ta trong năm nay, điều này hoàn toàn có cơ sở do nông dân vừa trải qua một niên vụ có lãi lớn nhờ đồng Real sụt giảm. Nếu thời tiết được cải thiện trong nửa cuối tháng 8 tại Brazil thì chắc chắn giá đậu tương sẽ chịu sức ép lớn vào cuối năm nay.

Khô đậu tương và dầu đậu tương tiếp tục có diễn biến trái chiều nhau trong phiên hôm qua, khi mà giá đậu tương biến động nhẹ. Giá dầu thô tăng trong phiên hôm qua sau khi có thông tin về tồn kho dầu thô tại Mỹ giảm mạnh, đã hỗ trợ tích cực liên giá dầu đậu tương trong nửa cuối phiên tối, khiến mặt hàng này đảo chiều tăng nhẹ 0.26%. Giá dầu đậu tương mạnh lên cùng với giá đậu tương yếu đi đã khiến khô đậu tương chịu sức ép lớn và giảm 0.41% khi đóng cửa, dù đã tăng khá mạnh trong phiên sáng.

Trong sáng nay, giá đậu tương và khô đậu tương tiếp tục giảm, và đang về dưới các ngưỡng hỗ trợ mạnh, với đậu tương là 880 và với khô đậu tương là 290. Tuy nhiên thời tiết tại các khu vực gieo trồng đậu tương chính hầu như không có mưa trong tuần này, do đó chất lượng đậu tương có thể giảm trở lại trong báo cáo Crop tuần tới. Vì thế, Giaodich24 cho rằng đậu tương vẫn đang có xác suất phục hồi trở lại trong thời gian tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá sẽ giằng co ở vùng dưới 880 hoặc thậm chí có thể vượt lên trên 880 nếu xuất hiện hợp đồng bán hàng lớn trong báo cáo tối nay của USDA.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ duy trì khoảng 290 – 300 trong ngắn hạn. Mức đáy là vùng 287 nhưng Giaodich24 đánh giá thấp khả năng giá có thể về được các mức này.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương có thể sẽ giao dịch ở gần vùng giá 31.00 và vẫn bị ảnh hưởng bởi xu hướng trên thị trường dầu thực vật.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá tiếp tục giảm nhẹ trong sáng nay

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở vùng quá bán

RSI đi ngang, đang ở dưới mức trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng bó hẹp lại.  

  • Kháng cự: 900 ; 925.
  • Hỗ trợ: 880 ; 860.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bearish” trong ngắn hạn

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596704401-2207.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá tiếp tục giảm trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở vùng quá bán.

RSI hướng xuống, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang hướng xuống với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 300 ; 310.
  • Hỗ trợ: 290 ; 280.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bearish” mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596704401-0545.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá dao động quanh mức mở cửa với biên độ hẹp.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở trên trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với 2 cạnh mở rộng.

  • Kháng cự: 31.00 ; 33.20
  • Hỗ trợ: 29.50 ; 28.00.

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang có xu hướng “bullish” trong trung hạn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596704401-214.png

Ngô đang ở vùng thấp kích thích nhu cầu mùa hàng từ các nước châu Á

Ngô đóng cửa tăng trở lại trong phiên hôm qua nhờ lực mua kỹ thuật và nhu cầu mua hàng thật từ Hàn Quốc. Sau khi giá ngô giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 đến nay trong phiên hôm thứ 3, đã kích hoạt một loạt lệnh mua từ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đến từ Hàn Quốc với gần 200,000 tấn. Việc Hàn Quốc bắt đầu mua hàng thường sẽ kéo theo các nước nhập khẩu lớn khác tại châu Á như Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam. Thời tiết tại khu vực Midwest được đánh giá là không thuận lợi trong tuần này, cũng là nguyên nhân hỗ trợ giá tăng trong phiên hôm qua.

Báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ – EIA cho biết sản lượng ethanol của Mỹ giảm nhẹ 27,000 thùng mỗi ngày trong tuần trước, trong khi tồn kho lại tăng thêm 72,000 thùng. Điều này cho thấy nhu cầu nhiên liệu vẫn đang yếu tại Mỹ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thất nghiệp. Hãng tư vấn IEG Vantage cũng đưa ra dự báo sản lượng ngô năm nay của Mỹ ở mức 381.91 triệu tấn, tăng hơn 10% so với niên vụ trước. Các thông tin này đang khiến giá giảm nhẹ trở lại trong sáng nay.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá sẽ vẫn duy trì vùng đáy ở 320 – 321, và khó giảm xuống mức 315, cũng là hỗ trợ trên biểu đồ tháng liền kề. Ngô sẽ tăng khi xuất hiện nhiều lực mua hàng thực hơn và sẽ ở trong khoảng 320 – 330 trong ngắn hạn.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá dao động quanh mức mở cửa với biên độ hẹp.

MACD đang hướng xuống, ở sâu dưới mức 0.

StochF đang hướng xuống, nằm dưới mức quá bán.

RSI đi ngang, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang hướng xuống với khoảng bó lại.

  • Kháng cự: 330 ; 350.
  • Hỗ trợ: 315 ; 300.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về xu hướng “bearish” trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596704441-2051.png

Lúa mỳ đang trên đà giảm về vùng hỗ trợ tâm lý 500

Lúa mỳ có nhịp phục hồi nhẹ trong phiên hôm qua, tuy nhiên tiếp tục giảm trở lại vào sáng nay. GASC của Ai Cập bắt đầu mua hàng trở lại sau khi giá lúa mỳ giảm mạnh 2 phiên liên tiếp đầu tuần này cùng với dự báo sản lượng tại Pháp tiếp tục giảm trong báo cáo mới nhất của Bộ nông nghiệp nước này là các thông tin hỗ trợ giúp giá bật tăng vào cuối phiên hôm qua.

Bộ nông nghiệp Nga báo cáo thu hoạch lúa mỳ của nước này tính đến hết ngày 4/8 hiện đã đạt 50.8 triệu tấn, với năng suất tiếp tục tăng 3% lên mức 3.67 tấn/héc-ta và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Thời tiết tại Nga đang thuận lợi cho việc thu hoạch, vì thế áp lực nguồn cùng gia tăng vụ mới có thể sẽ khiến giá lúa mỳ xuất khẩu tại Biển Đen tiếp tục giảm trong tuần này. Hãng tư vấn FarmLink hôm qua cũng đưa ra dự báo sản lượng lúa mỳ niên vụ 2020/21 của Canada ở mức 39 triệu tấn cao nhất từ trước đến nay và vượt qua kỷ lục 37.6 triệu tấn trước đó của năm 2013 do điều kiện thời tiết thuận lợi trong phần lớn thời gian phát triển của cây trồng. Kết hợp cùng với mưa đang nhiều lên tại các vùng gieo trồng của Úc trong thời điểm phát triển quan trọng của lúa mỳ, đều là các thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến giá lúa mỳ trên sàn CBOT trong thời gian tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá có room giảm tới hỗ trợ tâm lý 500, nhưng nhiều khả năng sẽ bật lên nếu giảm tới hỗ trợ này. Khoảng giao dịch 500 – 550 vẫn đang được giữ nguyên và sẽ khó có biến động ra khỏi khoảng này trong ngắn hạn.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá giảm nhẹ trong sáng nay

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở vùng quá bán.

RSI hướng xuống, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 525 ; 550.
  • Hỗ trợ: 500 ; 470.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bearish” trong cả ngắn và trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596704481-4786.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***