Đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đều đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua. Đến sáng nay, thị trường tiếp tục giảm nhẹ, dựa vào các số liệu từ USDA Ag Outlook Forum, cùng lo ngại về Virus Corona đang diễn biến phức tạp ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong báo cáo tối qua, USDA đưa ra dự đoán đầu tiên về mùa vụ Mỹ 2020/21 với diện tích đậu tương ở mức 85.0 triệu tấn, tương đương mức tăng 12% so với năm ngoái. Đây là con số tương đối lớn, nếu dựa vào triển vọng xuất khẩu đậu tương trong niên vụ 2020/21 này. Đầu tiên là nhu cầu của Trung Quốc vẫn ở mức thấp, do ngành chăn nuôi chưa hoàn toàn hồi phục sau dịch tả heo châu Phi thì đã gặp phải một loạt các ổ dịch cúm gia cầm H5N6 và

H1N1, nên khả năng nhập khẩu nhiều đậu tương trong năm 2020 không cao. Đó là chưa kể Virus Corona tạo ra 1 vùng cách ly rộng lớn ở Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, khiến nhu cầu thực phẩm bị ảnh hưởng, gián tiếp làm giảm nhu cầu TĂCN của nước này. Tiếp theo là sản lượng lớn tại Brazil và Argentina sẽ giúp giá của các nước này cạnh tranh hơn nhiều so với Mỹ. Ví dụ điển hình là việc giá đậu tương Mỹ khi đã được Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu về mức 3% giống các nguồn hàng khác, thì vẫn cao hơn so với giá đậu tương của Brazil và Argentina. Vì thế, đối với các hợp đồng giao tháng xa, các buyers Trung Quốc chủ yếu vẫn mua đậu tương của Brazil.

Báo cáo Export Sales tối nay sẽ khá quan trọng đối với xu hướng giá đậu tương trong phiên tối và có thể cả đầu tuần sau. Thị trường chờ đợi các tin đồn bán hàng cho Trung Quốc sẽ được USDA confirm trong báo cáo này. Nếu số liệu bán hàng cho Trung Quốc vẫn ở mức thất vọng, Giaodich24 cho rằng giá có thể sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong ngày hôm nay.

Về mùa vụ, Brazil đang thu hoạch đậu tương với thời tiết không thực sự tốt. Những cơn mưa to chỉ giúp ích trong giai đoạn phát triển, nhưng sẽ gây cản trở nông dân tiến hành thu hoạch đậu tương. Tại Argentina, thời tiết khô ráo trong 3 – 5 ngày tới sẽ gây ra lo ngại về chất lượng mùa vụ, bởi hơn một nửa diện tích đậu tương Argentina đang ở trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất, sẽ quyết định năng suất thu hoạch sau này.

Trong ngày hôm qua, giá dầu cọ tăng trở lại nhưng dầu đậu nành đóng cửa giảm điểm. Ấn Độ vừa quyết định tăng nhập khẩu dầu cọ tinh chế từ Indonesia, là quyết định đang tạo ra sự phản đối của các công ty chiết xuất dung môi trong nước. Đối với khô đậu, lực mua vẫn khá hơn các mặt hàng khác, do đang ở vùng giá thấp để pricing.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá tăng – giảm sẽ phụ thuộc nhiều vào báo cáo Export Sales tối nay, đặc biệt là số liệu bán hàng cho Trung Quốc. Diễn biến thị trường đang cho thấy giá hồi phục đang yếu dần và các mức giá kháng cự 899, 896 đang dần hình thành kênh xuống theo diến giảm giá chính kể từ 03/01/2020. Giaodich24 cho rằng giá sẽ giảm nghẹ trong phiên tối thứ sáu ngày hôm nay;

 

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 3: Giá sẽ đi theo đậu tương và ngược hướng với dầu đậu nành. Khô đậu sẽ chỉ lình xình ở vùng giá thấp trong vài phiên tới.

  • Dự đoán dầu đậu tháng 3:

Ngô đóng cửa giảm nhẹ trong ngày hôm qua, nhưng vẫn hoàn toàn ở trong khoảng giao dịch 375 – 394 vốn đã kéo dài trong vòng 3 tháng rưỡi. Các thông tin cơ bản không đủ bất ngờ để tạo ra sự đột phá, nên Giaodich24 cho rằng sẽ phải đợi khi bước vào mùa vụ Mỹ 2020/21 để giá có thể tăng – giảm với biên độ mạnh hơn và phá vỡ khoảng giao dịch rất quan trọng này.

Trong ngày hôm qua, thị trường có tin đồn Trung Quốc đã mua 5 tàu lúa miến của Mỹ với tổng khối lượng khoảng 320,000 tấn. Tuy nhiên, các tin đồn này vẫn cần thời gian để được kiểm chứng, bởi đa số các tin đồn Trung Quốc mua hàng trong thời gian qua đều không được USDA confirm trong các báo cáo xuất khẩu.

Tối qua, hội thảo Ag Outlook Forum 2020 của USDA đã bắt đầu. Diện tích gieo trồng ngô Mỹ dự đoán sẽ tăng 4% so với năm ngoái và đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Đây có thể sẽ là thông tin “bearish” chính và khiến ngô khó tăng lên vùng 390 – 394 trong thời gian tới, ít nhất cho tới khi chính thức bước vào mùa vụ Mỹ. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng tăng lên, nhưng nhu cầu ngô sử dụng cho ethanol có thể cũng sẽ tăng lên khi Mỹ đặt mục tiêu nhiên liệu sinh học đạt 30% tổng nhiên liệu vào năm 2050. Vì thế, tạm thời các số liệu diện tích lớn sẽ chưa khiến giá ngô giảm ngay vào thời điểm này.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ vẫn duy trì khoảng giao dịch đi ngang 378 – 383 trong thời gian tới. Giá có thể sẽ chỉ giao dịch ở nửa dưới của khoảng giao dịch này.

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua và tiếp tục giảm nhẹ trong phiên sáng nay. Giá hiện đã về giữa khoảng giao dịch 550 – 570, càng khiến lúa mỳ trở nên khó đoán trong ngắn hạn. Các thông tin cơ bản dù vẫn đang thiên về “bullish” nhiều hơn, nhưng theo thời gian, các thông tin này đã cũ và khó có thể tạo ra 1 xu hướng tăng mạnh.

Tại hội thảo USDA Ag Outlook Forum tối qua, diện tích lúa mỳ Mỹ 2020/21 được dự báo sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái. Nhưng đây không phải là thông tin có nhiều tác động lên thị trường, bởi tại Mỹ, lúa mỳ được chia thành 2 mùa vụ chính là vụ đông và vụ xuân, ngoài ra còn có rất nhiều loại lúa mỳ khác nhau. Nên 1 dự đoán riêng lẻ sẽ không phản ánh được kỳ vọng tổng thể về diện tích lúa mỳ tại Mỹ. USDA chi nhánh Nga dự báo xuất khẩu lúa mỳ của nước này chỉ đạt 33.5 triệu tấn, thấp hơn báo cáo của USDA. Coceral dự đoán sản lượng lúa mỳ châu Âu 2020 sẽ giảm tới 7.7 triệu tấn so với năm ngoái. Đây có thể sẽ là các thông tin “bullish” mới và sẽ khiến lúa mỳ ở gần mức 570 hơn là mức 550 trong vài phiên tới.

Báo cáo Export Sales tối nay cũng sẽ là thông tin có tác động trực tiếp lên giá trong phiên tối. Sau khi USDA tăng dự báo xuất khẩu lúa mỳ trong báo cáo WASDE tháng 2, đương nhiên thị trường sẽ có những kỳ vọng cao hơn đối với các số liệu xuất khẩu hàng tuần.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Trong ngắn hạn lúc mỳ đã có dấu hiệu phục hồi và hình thành kênh xu hướng tăng ngắn hạn, giá sẽ tiếp tục duy trì khoảng 550 – 570 trong ngắn hạn. Xác suất tăng lên vùng giá cận trên 567 sẽ cao hơn so với giảm về 550.

Giaodich24