Đậu tương và khô đậu đóng cửa tăng điểm trong tuần trước. Dầu đậu nành đóng cửa giảm điểm, nhưng không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng của các loại dầu thực vật khác, ví dụ như dầu cọ. Thị trường giao dịch tương đối độc lập trong tuần trước, khi có rất nhiều thông tin cơ bản quan trọng, đa số trong số này đều liên quan tới Brazil.

Hiện nay, nông dân Brazil vẫn đang có tiến độ thu hoạch đậu tương chậm hơn nhiều so với năm ngoái, cũng không phải là điều quá bất ngờ bởi giai đoạn gieo trồng mùa vụ 2019/20 bắt đầu chậm hơn từ 2 – 3 tuần so với bình thường. Tuy nhiên, nếu so với trung bình 5 năm trở lại đây, thu hoạch đậu tương năm nay không quá chậm và sẽ không ảnh hưởng nhiều tới năng suất và sản lượng. Bằng chứng là toàn bộ các hãng tin lớn đều tăng rất mạnh các dự đoán sản lượng đậu tương Brazil trong các báo cáo tuần trước. USDA cũng gây bất ngờ cho thị trường với mức tăng dự đoán thêm 2 triệu tấn, lên mức 125 triệu tấn. Đây đang là thông tin “bearish” chính trên thị trường ở thời điểm này. Các thông tin khác như virus Corona và dịch cúm H5N6 cũng là thông tin “bearish”, nhưng không mạnh như các thông tin từ Brazil.

Đối với mùa vụ Argentina, chất lượng đậu tương có chiều hướng tăng nhẹ trong vài tuần gần đây, không phải chất lượng lý tưởng nhưng có thể coi là mức tốt trong lịch sử. Tuy nhiên, lo ngại có thể sẽ quay trở lại vào tuần này, khi thời tiết các vùng sản xuất lớn đều sẽ có ít mưa hơn mức cần thiết và có thể làm giảm chất lượng mùa vụ. Nhìn chung, các mức sản lượng của Argentina sẽ ít bị thay đổi trong thời gian tới, bởi thời tiết ở mức trung bình.

Trong tuần này, USDA sẽ có hội thảo rất quan trọng Ag Outlook Forum 2020, là nơi các sở nông nghiệp của các tiểu bang đưa ra kế hoạch gieo trồng ngũ cốc trong mùa vụ 2020/21 tại Mỹ. Số liệu diện tích và sản lượng đưa trong hội thảo này sẽ được coi là số liệu chính thức đầu tiên về mùa vụ Mỹ sắp tới, nên sẽ có tác động đáng kể đối với thị trường sau đó.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 giảm mạnh so với năm ngoái và vừa bị giảm nhiều hơn trong báo cáo WASDE tháng 2.

+ Argentina nâng thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành khiến nguồn cung xuất khẩu ít hơn các kỳ vọng trước đó.

+ Đình công của các tài xế xe tải có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu của Brazil trong ngắn hạn.

+ Giá dầu cọ vẫn sẽ ở xu hướng tăng, dựa vào dự đoán của Oil World, sản lượng giảm của Malaysia và giảm nhập khẩu của Ấn Độ.

+ Trung Quốc cho biết họ sẽ giữ nguyên cam kết mua nông sản của Mỹ.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Mùa vụ đậu tương tại Brazil và Argentina nhìn chung vẫn ở mức tốt. Sản lượng đậu tương Brazil liên tục được tăng mạnh dự đoán trong các báo cáo gần đây.

+ Đồng Real Brazil vẫn đang ở vùng giá thấp nhất trong lịch sử, sẽ tạo ra nhiều lực bán từ nông dân nước này.

+ Trung Quốc chưa mua nhiều đậu tương Mỹ như kỳ vọng sau thỏa thuận thương mại.

+ Dịch Virus Corona và H5N6 sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng TĂCN của Trung Quốc và Việt Nam.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại các nước châu Á.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá sẽ vẫn gặp kháng cự ở mức tâm lý 900. Dự đoán giá sẽ chỉ ở trong khoảng 880 – 900 đến trước thời điểm hội thảo USDA Ag Outlook Forum đưa ra các mức dự đoán diện tích và sản lượng mùa vụ Mỹ 2020/21.

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 3:

 

 

  • Dự đoán dầu đậu tháng 3:

Ngô đóng cửa giảm điểm trong tuần trước, nhưng các phiên giảm này không ảnh hưởng tới xu hướng đi ngang với khoảng 375 – 394 đã được duy trì trong vòng hơn 3 tháng qua. Các thông tin cơ bản của ngô cũng không đủ mạnh và gây bất ngờ, nên ít có tác động ngay lập tức. Nhìn chung, trong ngắn hạn, giá ngô trên sàn CBOT đang ở trong trạng thái “bearish” nhẹ, với lo ngại về virus Corona, và dịch cúm gia cầm H5N6 đang diễn biến phức tạp ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức mua của các nước châu Á trong ngắn hạn. Vấn đề không hẳn nằm ở giá hay lượng nhập khẩu, mà các buyers châu Á sẽ không vội vàng mua hàng ở thời gian đoạn này, bởi vì vẫn chưa chắc chắn về đầu ra trong giai đoạn giữa năm 2020 này. Nếu dịch cúm gia cầm tiến triển xấu hơn, việc nhập khẩu nhiều sẽ tạo ra trạng thái dư cung và gây khó khăn lớn cho các công ty thương mại.

Tại Argentina, chất lượng ngô đang khá ổn định trong vài tuần qua, nhưng lo ngại có thể sẽ quay trở lại trong tuần này, khi thời tiết các vùng sản xuất lớn đều sẽ có mưa ít hơn cần thiết, đặc biệt là tình trạng khô hạn ở các bang phía nam sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tại Brazil, nông dân đang ở giữa giai đoạn thu hoạch ngô vụ 1 ở phía nam, và chắc chắn sản lượng sẽ bị giảm nhiều so với kỳ vọng, bởi tình trạng hạn hán ở bang Rio Grande do Sul và phía nam bang Parana hầu như không có gì cải thiện trong vài tuần gần đây. Trong khi đó, nông dân Brazil cũng đã bắt đầu gieo trồng ngô vụ 2, nhưng tiến độ chậm do bị ảnh hưởng bởi thu hoạch mùa vụ đậu tương trước đó. Dựa vào thời tiết có mưa thuận lợi ở bang Mato Grosso, bang có sản lượng ngô vụ 2 lớn nhất cả nước, các hãng tin lớn đang có chiều hướng tăng dự báo sản lượng ngô của Brazil, với kỳ vọng sản lượng tăng của mùa vụ “safrinha” sẽ đủ để bù đắp thiệt hại trong mùa vụ đầu tiên.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp, nhưng USDA giữ nguyên dự báo trong báo cáo tháng 2 vừa qua, trái với dự đoán.

+ Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Thời tiết mùa vụ ngô vụ 1 Brazil và Argentina không ở mức lý tưởng như năm ngoái.

+ Mùa vụ ngô Nam Phi cũng đang có nhiều lo ngại, sản lượng sẽ bị giảm mạnh.

+ Thị trường kỳ vọng nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol của Mỹ sẽ nhiều hơn.

+ Argentina tăng thuế xuất khẩu, sẽ khiến nguồn cung xuất khẩu giảm đi.

+ Đình công của nông dân Argentina và tài xế xe tải tại Brazil sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu ngô Nam Mỹ.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch của USDA, kể cả sau khi USDA giảm dự báo xuất khẩu trong báo cáo tháng 2.

+ Dịch cúm Virus Corona cực kỳ nghiêm trọng tại Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu ngô của nướ cnày.

+ Dịch cúm gia cầm H5N6 đang có diễn biến xấu hơn ở cả Trung Quốc và Việt Nam, sẽ ảnh hưởng tới nhập khẩu ngô của các nước này.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn chưa bị dập tắt hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu ngô của các nước châu Á.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ vẫn đi ngang với khoảng giao dịch lớn hơn là 375 – 384. Giá có thể sẽ tăng điểm nhẹ trong tuần này, nếu báo cáo của USDA giảm các mức tồn kho đúng như dự đoán.

Lúa mỳ đóng cửa giảm khá mạnh trong tuần trước, khi giá hợp đồng tháng 3 trên sàn Chicago có mức chặn trên rất cứng ở kháng cự tâm lý 550. Tuy nhiên, đến phiên sáng nay, khi thị trường quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ, giá lúa mỳ có gapup khá lớn và giá tiếp tục tăng thêm sau đó. Hiện giá lúa mỳ đã vượt lên trên 550 và phá vỡ trendline giảm điểm kỹ thuật, tạo ra tín hiệu đảo chiều trên biểu đồ. Có lẽ thông tin ABARES tiếp tục giảm dự báo sản lượng lúa mỳ Úc là nguyên nhân khiến giá tăng điểm trong phiên sáng nay. Sản lượng lúa mỳ Úc hiện đã bị giảm dự đoán xuống mức 14.5 – 15.6 triệu tấn, sẽ tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung lúa mỳ chất lượng cao trên thị trường thế giới trong năm 2020. Úc là nước có chất lượng lúa mỳ vào hàng cao nhất hiện nay, chủ yếu được sử dụng trong xay xát.

Tại Nam Mỹ, quá trình xuất nhập khẩu đang gặp khá nhiều vấn đề. Tại Argentina, nông dân đe dọa sẽ đình công nếu chính phủ tăng thuế xuất khẩu ngũ cốc. Tại Brazil, cuộc đình công của các tài xế xe tải tại cảng Santos có thể ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu, nhưng hiện giờ chưa có ảnh hưởng cụ thể.

Tại châu Âu, theo báo cáo của MARS, nhiệt độ ấm kỷ lục trong giai đoạn vừa qua đang gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với các mùa vụ ngũ cốc mùa đông của khu vực này. Chất lượng lúa mỳ Pháp hiện đã giảm nhiều so với hồi cuối tháng 11 năm ngoái và cũng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Sau số liệu mới nhất của France Agri Mer, sản lượng lúa mỳ Pháp rất có thể sẽ liên tục bị giảm dự báo trong thời gian tới.

Tại Mỹ, mưa ở Texas trong tuần này sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các vùng hạn hán trước đó. Tuy nhiên, toàn bộ các vùng sản xuất lúa mỳ lớn khác tại Mỹ đều sẽ khô ráo trong vài ngày tới, sẽ khiến chất lượng lúa mỳ trung bình cả nước tiếp tục giảm và ảnh hưởng tới mức năng suất mà USDA đang dự báo hiện nay. Các chuyên gia đều dự đoán rằng USDA sẽ giảm các dự báo sản lượng lúa mỳ trong các báo cáo tới.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ thấp hơn nhiều so với năm ngoái, vừa tiếp tục bị giảm trong báo cáo WASDE tháng 2.

+ Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.

+ Chất lượng lúa mỳ vụ đông của Mỹ sẽ tiếp tục bị giảm thêm khi thời tiết hạn hán không có nhiều cải thiện trong thời gian qua.

+ Sản lượng lúa mỳ Úc hiện chỉ đượ dự đoán với khoảng 14.5 – 15.6 triệu tấn, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung lúa mỳ chất

lượng cao trên thế giới.

+ Mùa vụ châu Âu có nhiều vấn đề. Chất lượng lúa mỳ Pháp thấp hơn nhiều cùng kỳ năm ngoái.

+ Nga có những chính sách kiểm soát và hạn chế xuất khẩu lúa mỳ trong năm 2020.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử.

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử.

+ Sản lượng lúa mỳ tại Argentina và Ấn Độ tốt hơn so với các kỳ vọng trước đó.

+ Dịch cúm Virus Corona đang có tác động tiêu cực đến thị trường ngũ cóc nói chung.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá có thể sẽ tăng điểm trong giai đoạn đầu tuần này, nhưng mức tăng sẽ không quá lớn. Giá có thể sẽ chủ yếu giao dịch trong khoảng 550 – 560

Giaodich24