Đậu tương đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua, nhưng cũng đã là phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp. Giá có giảm nhẹ trong sáng nay, có thể là do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ trước kỳ nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ President’s Day vào thứ hai tuần sau. Tuy nhiên, Giaodich24 vẫn đang thiên về xu hướng “bullish” nhẹ trong ngắn hạn và không loại trừ khả năng đậu tương có thể đảo chiều tăng trở lại vào tối nay. Tuy nhiên, nếu vẫn không vượt được kháng cự tâm lý 900 và liên tục bị đẩy xuống, rất có thể giá đậu tương sẽ giảm lại và giao dịch với khoảng 880 – 900 trong thời gian tới, để chờ đợi các thông tin cơ bản quan trọng.

Báo cáo Export Sales tối qua có số liệu bán hàng gần như không đổi so với tuần trước, với thông tin tích cực đến từ việc Trung Quốc mua 132,000 tấn đậu tương Mỹ. Tuy nhiên, giao hàng lại bị giảm mạnh so với tuần trước, nên báo cáo này chỉ có tác ođọng “bullish” nhẹ đối với thị trường. Chỉ khi nào Trung Quốc có các hợp đồng mua hàng lớn được ghi nhận trong báo cáo Daily Export Sales hàng ngày, thì khi đó giá đậu tương mới có thể tăng mạnh hơn.

Dầu đậu nành đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua, khi giá dầu cọ Malaysia giảm 3.1%. Thông tin Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu cọ nhưng nhập khẩu dầu thực vật tăng lên, cho thấy khả năng xuất khẩu của Malaysia sẽ rất khó trong thời gian tới. Ấn Độ hoàn toàn có thể thay thế dầu cọ bằng dầu hướng dương và dầu đậu nành. Nếu giá dầu đậu nành yếu đi trong thời gian tới, giá khô đậu sẽ mạnh lên và hoàn toàn có thể tăng trở lại vùng giá 300 nếu đậu tương có được xu hướng tăng rõ ràng hơn.

Về mùa vụ Nam Mỹ, các dự báo gần đây đang tăng sản lượng đậu tương của cả Brazil và Argentina, dù tại 2 quốc gia này vẫn đang có những vùng bị hạn hán đang lo ngại. Nhưng thời tiết thuận lợi ở những vùng sản xuất lớn khác được dự báo sẽ đủ để bù đắp phần thiệt hại này, nên sản lượng đậu tương Brazil được kỳ vọng sẽ phá vỡ kỷ lục trong năm nay và sản lượng Argentina cũng sẽ ở mức cao. Đây sẽ là các thông tin “bearish” trong dài hạn, khiến giá đậu tương khó có thể tăng mạnh.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá có thể sẽ lại lên sát 900 và vùng giá này sẽ rất nhạy cảm. Nếu vượt 900, đậu tương có thể tăng lên 920. Nhưng nếu lại bị đẩy xuống, khoảng giao dịch 880 – 900 sẽ được duy trì trong tuần sau.

  • Dự đoán khô đậu tháng 3: Giá sẽ đi theo đậu tương và vẫn ngược biên độ với dầu đậu nành trong ngắn hạn. Khô đậu có xác suất tăng cao hơn.

  • Dự đoán dầu đậu tháng 3:

 

Ngô đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua và tiếp tục giảm nhẹ trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, các mức giảm này đều nhỏ và hầu như không có tác động đến xu hướng đi ngang với khoảng 375 – 394 đã kéo dài trong vòng hơn 3 tháng qua. Các thông tin cơ bản không mới nên giá cũng không thể phá vỡ khoảng giao dịch rất cứng này. Báo cáo Export Sales của USDA có ít tác động đối với giá CBOT khi bán hàng giảm 22% so với tuần trước, nhưng bù lại, giao hàng lại ở mức cao nhất từ đầu niên vụ. Số liệu này của USDA đến sau báo cáo WASDE tháng 2 với việc giảm dự báo xuất khẩu ngô đi 50 triệu giạ, nên tính chất “bearish” cũng không mạnh như bình thường.

Giá ngô giảm trong ngày hôm qua và sáng nay chủ yếu do lo ngại về virus Corona và cúm H5N6. Tại Trung Quốc, số người nhiễm Covid-19 bỗng nhiên tăng vọt và số người tử vong cũng đạt kỷ lục từ đầu dịch. Đây rõ ràng là thông tin có tác động “bearish” đối với giá ngô, bởi Trung Quốc là nước có nhu cầu sử dụng ngô nhiều nhất thế giới. Còn tại cả Trung Quốc và Việt Nam, virus cúm A/H5N6 đang bị phát hiện thêm nhiều ổ dịch hơn khiến số lượng gia cầm bị tiêu hủy ngày càng nhiều hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng ngô cho TĂCN của các nước này trong thời gian tới. Đặc biệt là tại Việt Nam, các buyers sẽ mua hàng thận trọng hơn, khi giá flat đang ở mức cao, trong khi đầu ra trong thời gian tới đang gặp khó khăn.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ tiếp tục duy trì khoảng giao dịch đi ngang 376 – 385 trong ngắn hạn. Khả năng biến động của ngô là rất thấp do thiếu thông tin cơ bản bất ngờ.

 

 

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua, khi kháng cự 550 đang là mức chặn trên rất cứng trong ngắn hạn. Diễn biến trong vài phiên gần đây cho thấy lúa mỳ đang bị kẹt trong khoảng giao dịch rất hẹp 540 – 550. Chỉ khi nào phá vỡ 1 trong 2 mức giá quan trọng này, xu hướng của lúa mỳ mới trở nên rõ ràng hơn trong thời gian tới. Báo cáo Export Sales tối qua của USDA được đánh giá là thông tin “bullish” đối với lúa mỳ khi bán hàng tăng 90% so với tuần trước, còn giao hàng cũng tăng thêm 25%. Sau khi USDA tăng dự báo xuất khẩu lúa mỳ Mỹ trong báo cáo WASDE tháng 2 vừa qua, các số liệu này đã đi đúng hướng kỳ vọng và nếu duy trì xuất khẩu tốt, đây sẽ là yếu tố “bullish” đối với giá CBOT trong thời gian tới.

Trong ngắn hạn, lúa mỳ đang đi theo các yếu tố phân tích kỹ thuật nhiều hơn là cơ bản. Nhưng Giaodich24 vẫn đang thiên về khả năng tăng điểm, dựa vào sản lượng sụt giảm mạnh ở Úc, chất lượng lúa mỳ vụ đông giảm ở Mỹ, và việc Nga hạn chế xuất khẩu trong thời gian tới. Giá có thể sẽ không tăng mạnh, nhưng xác suất tăng lên gần 600 sẽ nhiều hơn so với giảm về gần mức 500 trong dài hạn.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá sẽ bị kẹt trong khoảng 540 – 550 trong ngày hôm nay. Giaodich24 vẫn dự đoán xác suất tăng điểm cao hơn trong thời gian tới.

Giaodich24