GIAO DỊCH HÀNG HÓA PHÁI SINH LÀ GÌ?

Khi mới bước chân vào thị trường này, bạn cần nắm hiểu rõ khái niệm giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Có thể hiểu, đây là một cuộc giao dịch mua bán giữa bên mua và bên bán với số lượng hàng hóa lớn và mức giá định sẵn tại đúng thời điểm xác định trong tương lai. Tất cả các yếu tố về hạn sử dụng, chất lượng, giá cả và khối lượng đều được quy định cụ thể tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

 

Hàng hóa được đem ra giao dịch thường là nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng,… Dù xuất hiện từ sớm, nhưng đến nửa cuối thế kỷ 20 thì thị trường hàng hóa phái sinh mới ổn định và phát triển mạnh mẽ. Tuy là một định nghĩa mới đối với nhiều nhà đầu tư, việc đầu tư hàng hóa phái sinh lại chứa ít rủi ro, an toàn và đáng tin cậy hơn so với thị trường cổ phiếu hay bất động sản.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA PHÁI SINH TIỀM NĂNG RA SAO?

Từ năm 2005 đến nay, thị trường hàng hóa phái sinh trên thế giới trở nên sôi động, vượt cả tốc độ tăng thị phần của sàn chứng khoán. Năm 2019, thị trường hàng hóa đã đạt mức 24% trên tổng khối lượng giao dịch của sản phẩm trên toàn thế giới, châu Á chiếm đến 56%. Tại châu Á, sàn giao dịch của TOCOM (Nhật Bản) có vốn hóa gần 2.000 tỷ Yên vào năm 2018.

Xu hướng tự do thương mại giữa các quốc gia ngày càng tăng cao, các thương vụ mua bán sản phẩm trên sàn giao dịch online trở nên tiện lợi hơn. Đồng thời, các đơn hàng được xử lý hiệu quả hơn để nâng cao hiệu suất cho các doanh nghiệp và người bán.

Như vậy, thị trường hàng hóa phái sinh là nơi chất lượng và giá cả hàng hóa được chuẩn hóa, tránh tình trạng mất giá của các dòng sản phẩm. Tuy vẫn là một thị trường mới tại Việt Nam, nhưng đầu tư hàng hóa phái sinh hứa hẹn sẽ là thị trường hấp dẫn nhiều nhà đầu tư và người mua lẫn người bán. 

ĐẦU TƯ HÀNG HÓA PHÁI SINH MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Trong thời gian trở lại đây, việc đầu tư hàng hóa phái sinh được khá nhiều nhà đầu cơ quan tâm. Vậy lí do gì khiến hàng hóa phái sinh thu hút nhà đầu tư? 

 

Thứ nhất, thị trường không yêu cầu nhiều vốn để sinh lời cao đảm bảo tính minh bạch, ít rủi ro hơn cổ phiếu, chứng khoán, thậm chí là bất động sản.

Thứ hai, tính thanh khoản cao, mức giá chính xác và đạt hiệu suất cao hơn so với chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ với một số tiền nhỏ là có thể thực hiện giao dịch, số lượng nhà đầu tư tăng nhanh, hàng hóa càng được đẩy mạnh hơn mong đợi.

Thứ ba, thị trường giao dịch liên thông 23-24h/ngày với các Sở giao dịch trên toàn cầu từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ phù hợp với các nhà đầu tư bận rộn giúp tạo nguồn thu thụ động.

Thứ tư, không lo biến động giá, chủ động định giá sản phẩm cũng như biết được mức lợi nhuận trong tương lai. Do các doanh nghiệp đã mua số lượng lớn trước đó, giúp thị trường bình ổn về giá, người dùng cũng có lợi, tạo sức cân bằng hàng hóa trên thị trường.

Có thể thấy, tiềm năng của kênh thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người mua lẫn người bán. Nó cũng tạo điều kiện cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng một lệnh bán tương ứng để trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường lên xuống.