Phố Wall chốt tuần với mức tăng giảm nhẹ. Cụ thể Dow Jones giảm 0.7% S&P 500 giảm 0.8% và Nasdaq tăng 0.2%.

“Thị trường vẫn đang mắc kẹt trong thế giằng co giữa số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và tiến triển về vaccine”, David Carter, giám đốc đầu tư tại Lenox Wealth Advisors, New York, nói. “Điều này dường như còn tiếp diễn cho đến khi chúng ta có vaccine được cấp phép và phân phối”.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cuối ngày 19/11 thông báo sẽ cho phép các chương trình cho vay chính hỗ trợ khắc phục hậu quả đại dịch tại Fed kết thúc vào cuối năm. Ông cho rằng 445 tỷ USD được phân bổ hồi đầu năm theo đạo luật CARES nên được hoàn lại cho quốc hội để tái phân bổ thành các khoản hỗ trợ cho công ty nhỏ.

Quyết định “rút phích” chương trình cho vay được Fed mô tả là quan trọng này diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng và xuất hiện làn sóng sa thải mới. Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans mô tả đây là động thái “đáng thất vọng”.

“Căng thẳng giữa Fed và Bộ Tài chính có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi thị trường muốn thấy hai tổ chức này phối hợp tốt với nhau”, theo Carter. “Thời điểm xảy ra căng thẳng cũng không thích hợp, bởi nguy cơ từ Covid-19 với chúng ta vẫn rất lớn”.

Pfizer đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp với vaccine Covid-19 do hãng phát triển cùng BioNTech lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Cổ phiếu Pfizer tăng giá 1,4% sau đó.

Giá vàng thế giới chốt tuần giảm 0.93% khi nhà đầu tư phản ứng với thông tin tích cực về quá trình phát triển vaccine Covid-19s.

Dollar Index chốt tuần giảm 0.39% với lực bán chiếm ưu thể trong tất cả các phiên giao dịch trong tuần trước.

Đồng Real Brazil chốt tuần tăng 1.44% một phần do sự suy yếu của đồng Dollar.

Giá dầu thô WTI và giá dầu thô Brent chốt tuần đều tăng khoảng 5%.

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/11 tăng 768.000 thùng, thấp hơn dự báo tăng 1,7 triệu thùng từ giới phân tích. Tồn kho sản phẩm tinh chế giảm 5,2 triệu thùng, vượt xa kỳ vọng. Tồn kho tăng phần nào do sản lượng tăng 400.000 thùng/ngày lên 10,9 triệu thùng/ngày.

Lực cầu tại Mỹ có dấu hiệu suy yếu do nhiều khu vực ở nước này đã thắt chặt các biện pháp giãn cách bởi số ca nhiễm mới Covid-19 gần đây tăng mạnh. Tuy nhiên, một số cho rằng đà giảm của giá dầu do phong tỏa xã hội này chỉ mang tính tạm thời.

“Điều đó đẩy lùi giá mục tiêu 65 USD/thùng với dầu Brent của chúng tôi về cuối năm 2021”, Goldman Sachs cho biết.

“Chúng tôi dự báo làn sóng Covid-19 mùa đông sẽ trì hoãn, không làm chệch hướng, với sự tái cân bằng trên thị trường với tồn kho ở Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bình thường trở lại, sản lượng dư thừa của OPEC+ (OPEC và đồng minh) trở về mức như quý I/2020 và tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến đều diễn ra vào quý IV/2021”.

Một yếu tố thúc đẩy thị trường nữa là kỳ vọng OPEC và đồng minh, tức OPEC+, sẽ kiểm soát sản lượng. OPEC+ họp vào ngày 30/11 – 1/12 để bàn về chính sách nguồn cung. Các nguồn thạo tin nói OPEC+ dự kiến hoãn kế hoạch tăng sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2021.

OPEC+ đang giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần lần đầu tiên giảm số giàn khoan dầu khí trong 10 tuần, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Số giàn khoan dầu và khí giảm 2 xuống còn 310, riêng số giàn khoan dầu giảm 5 xuống 231 sau khi lên cao nhất kể từ tháng 5 trong tuần trước.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 19/11 cho biết ông đã từ chối gia hạn các chương trình cho vay khẩn cấp Fed được cấp tiền từ Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) từ quốc hội Mỹ nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.

Với quyết định này, các chương trình cho vay khẩn cấp sẽ hết hạn vào ngày 31/12 và Fed bị giảm đáng kể khả năng củng cố hệ thống tài chính Mỹ.