Phố Wall đóng của phiên với diễn biết trái chiều. Cụ thể Dow Jones giảm 0.8% S&P 500 giảm 0.3% và Nasdaq tăng 0.64%.

Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng sau khi Nhà Trắng thông báo một thỏa thuận về gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo có thể đạt được “trong nhiều tuần tới”, nghĩa là khó có khả năng trước ngày bầu cử 3/11.

Tuy nhiên, Nasdaq – công nghệ chiếm tỷ trọng lớn – vẫn tăng nhờ cổ phiếu Microsoft. Lĩnh vực công nghệ cũng giúp hạn chế đà giảm của S&P 500. Microsoft có doanh thu quý III tăng 12% lên 37,2 tỷ USD, vượt dự báo của Phố Wall, hưởng lợi từ xu hướng làm việc và học tập tại nhà trên thế giới.

Trong khi đó, giá cổ phiếu hãng dược phẩm Eli Lilly giảm 6,9% do lợi nhuận hàng quý chịu ảnh hưởng từ việc chi phí tăng để phát triển cách điều trị Covid-19. Kết quả thử nghiệm phương pháp sử dụng kháng thể không cho thấy hiệu quả trên các bệnh nhân nhập viện.

“Chúng tôi thấy có chút tâm lý ngại rủi ro trong lần giảm này, khi gói hỗ trợ kinh tế đã được gạt sang một bên”, Kevin Flanagan, giám đốc chiến lược thu nhập cố định tại WisdomTree Investment, nói. “Điều đó dẫn đến sự thất vọng”.

Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại tại Mỹ và châu Âu.

Các lĩnh vực nhạy cảm với tăng trưởng kinh tế lập tức bị ảnh hưởng. S&P 500 ngân hàng giảm 2,73%, S&P năng lượng giảm 1,38%.

Trong khi đó, chỉ số CBOE VIX đo sự sợ hãi trên Phố Wall lên cao nhất kể từ đầu tháng 9.

Giới phân tích dự đoán lĩnh vực công nghệ sẽ tăng trưởng 0,4% trong quý III so với cùng kỳ năm trước còn lợi nhuận chung của S&P 500 ước tính giảm 16,2%.

Lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 tăng tại Mỹ đang đè nặng thị trường nhưng lĩnh vực công nghệ dường như ít bị tác động, theo Rick Meckler, nhà phân tích tại Cherry Lane Investment, New Vernon, bang New Jersey, nói.

Giá vàng thế giới tăng nhờ USD suy yếu và lo ngại về đợt bùng phát Covid-19 tiếp theo.

Dollar Index tăng nhẹ 0.04%, đánh dấu phiên tăng thứ 2 liên tiếp, tuy đà tăng đẫ chậm tại.

Đồng Real Brazil giảm mạnh 1.47%, đánh dấu phiên giảm thứ 3 liên tiếp kể từ cuối tuần trước.

Giá dầu thô WTI tăng 2.6%, giá dầu thô Brent tăng 1.9%.

Các công ty như BP, Chevron, Shell và Equinor ASA đều đã sơ tán các giàn khoan hoặc đóng cửa các cơ sở dầu mỏ. Hiện tại, sản lượng khai thác tại vịnh Mexico đã giảm 16%, tương đương 294.000 thùng/ngày, do ảnh hưởng từ bão Zeta. Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) cho biết Zeta đã suy yếu hơn so với ngày 26/10.

Ảnh hưởng của bão đến giá dầu có thể chỉ trong chốc lát trong khi lực cầu được dự báo tiếp tục suy yếu do số ca nhiễm Covid-19 mới tăng.

“Chúng ta có nhiều điểm yếu… không vaccine, không gói hỗ trợ kinh tế và khả năng rất cao về một cuộc bầu cử gây tranh cãi trong vài ngày tới cùng một thị trường chứng khoán không phản ứng tích cực với những điều trên”, Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho, nói.

Sản lượng từ Libya sẽ phục hồi về 1 triệu thùng/ngày trong vài tuần tới, làm phức tạp thêm nỗ lực hạn chế nguồn cung của OPEC và đồng minh, tức OPEC+.

OPEC+ đang định tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 sau khi giảm sản lượng sâu kỷ lục trong năm nay.

Tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 23/10 dự kiến tăng 1,1 triệu thùng, theo ước tính từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API). Số liệu chính thức sẽ được cơ quan thông tin năng lượng Mỹ công bố ngày 28/10.