Phố Wall giảm điểm trở lại sau phiên tăng vào hôm trước. Cụ thể, Dow Jones giảm 1,45%, S&P 500 giảm 1,76% còn Nasdaq giảm 1,99%.

Chỉ số S&P công nghệ giảm trong phiên chiều, mất 2,28%, nhưng vẫn tăng 24% kể từ đầu năm, vượt xa mức tăng 3,3% của S&P 500 trong cùng giai đoạn.

Những cổ phiếu từng tăng mạnh từ đáy tháng 3 như Apple, Microsoft và Amazon đều giảm ít nhất 2,8%. Cổ phiếu Tesla tăng giá 1,4%, ban đầu giúp hạn chế đà giảm của Nasdaq, nhưng lực bán sau đó ngày càng mạnh.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước vẫn ở mức cao, theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, trong bối cảnh tình trạng sa thải và cho nghỉ phép vẫn còn trong các ngành.

Ngoài ra, Thượng viện Mỹ ngày 10/9 bác dự luật của phe Cộng hòa về việc cung cấp khoảng 300 tỷ USD trong gói hỗ trợ tiếp theo bởi phe Dân chủ muốn tài trợ nhiều hơn nhằm ứng phó Covid-19.

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng nhờ USD suy yếu sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu giữ nguyên chính sách lãi suất và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ vẫn cao.

Dollar Index tăng nhẹ 0.09% sau phiên giảm 0.20% trong phiên trước đó.

Đồng Real Brazil cũng qua đầu tăng 0.25%, sau khi giảm 1.04% trong phiên hôm trước.

Giá dầu thô WTI giảm 2% cùng với giá dầu Brent giảm 1.8%

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/9 tăng 2 triệu thùng, vượt dự báo tăng 1,3 triệu thùng từ giới phân tích. Trước đó, Viện dầu mỏ Mỹ (API) ước tính tồn kho tăng 3 triệu thùng.

Giá dầu Brent và WTI xuống thấp nhất kể từ tháng 6 hồi đầu tuần, vẫn trong vùng quá bán vài ngày qua. Chỉ số tương quan sức mạnh (RSI) của Brent đã dưới 30 điểm 5 ngày liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 3.

Tại Trung Quốc, ngân hàng ANZ nhận định nhập khẩu dầu sẽ giảm do các nhà máy lọc dầu tại đây đã đạt hạn ngạch tối đa.

Một dấu hiệu đáng ngại nữa là các nhà giao dịch hàng hóa hàng đầu đang đặt tàu chở dầu để lưu trữ dầu thô và diesel.

OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, sẽ họp vào ngày 17/9 để thảo luận về chính sách nguồn cung.