Phố Wall các chỉ số đồng loại giảm điểm. Cụ thể, Dow Jones giảm 0.47%, S&P 500 giảm 0.84% còn Nasdaq giảm 1.27%.

Lĩnh vực công nghệ giảm 0,8%, ảnh hưởng mạnh nhất đến S&P 500 do chiếm tỷ trọng lớn. Lĩnh vực tài chính và bất động sản cũng bị bán mạnh, lần lượt mất 1% và 2,2%.

Giá cổ phiếu Amazon và Apple giảm 2,3% và 1,6%, kéo tụt S&P 500 và Nasdaq. Tuần trước, Nasdaq có thời điểm thấp hơn 10% so với đỉnh gần nhất, đồng nghĩa rơi vào vùng điều chỉnh.

Bộ Lao động Mỹ ngày 17/9 cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước giảm nhưng số lượng người đang nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn rất cao.

Fed ngày 16/9 cam kết duy trì lãi suất thấp để đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi suy thoái vì Covid-19.

Giá vàng thế giới chạm đáy hơn một tuần sau khi Fed không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư về các gói hỗ trợ bổ sung cho nền kinh tế đang bị Covid-19 ảnh hưởng.

Dollar Index giảm 0.34% sau khi tăng 0.18% kết thúc phiên hôm trước.

Đồng Real Brazil giảm nhẹ 0.04% trong phiên hôm qua, sau khi tăng 0.77% trong phiên trước đó.

Giá dầu thô WTI tăng 2.02% cùng với giá dầu Brent tăng 2.56%.

Thị trường năng lượng đi xuống trong đầu phiên do số liệu việc làm tiêu cực và sản lượng tại vịnh Mexico dần phục hồi sau khi bão Sally đi qua. Giá dầu đi lên nhờ các bình luận từ OPEC sau cuộc họp ngày 17/9.

Ủy ban của OPEC+ không khuyến nghị điều chỉnh chính sách giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 8%, lực cầu thế giới, hiện tại. Thay vào đó, ủy ban thúc giục các nước như Iraq, Nigeria và UAE cắt giảm sản lượng hơn nữa để bù đắp cho việc khai thác quá mức trong tháng 5 – 7, kéo dài giai đoạn bù đắp từ tháng 9 đến tháng 12.

Thông tin từ OPEC lấn át ảnh hưởng tiêu cực từ việc hoạt động khai thác ngoài khơi vịnh Mexico phục hồi trở lại sau bão Sally và số liệu kinh tế Mỹ kém khả quan. Các công ty năng lượng Mỹ trước đó phải dừng khai thác trên vịnh Mexico trong 5 ngày, đồng nghĩa giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày.

Thị trường năng lượng còn chịu áp lực từ đà phục hồi kinh tế sau đại dịch có dấu hiệu chững lại. Tổng số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới vượt mốc 30 triệu trong ngày 17/9.