Ngô tiếp tục tăng mạnh 1.4% trong phiên hôm qua, trái chiều với mức giảm của toàn bộ nhóm nông sản, chủ yếu do tác động tích cực và các lệnh mua bị dồn lại từ việc giá đã tăng kịch trần ngay sau khi báo cáo Cung – cầu tháng 1 phát hành.
Mặc dù Argentina đã dỡ bỏ hoàn toàn hạn mức xuất khẩu ngô 30,000 tấn/ngày, nhưng tác động từ thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ vẫn đang gây ra lo ngại về sản lượng ngô năm nay của khu vực này. Báo cáo tháng 1 của CONAB đã giảm dự báo sản lượng ngô của Brazil đi 300,000 tấn so với tháng 12. Trong khi đó, Hiệp hội chăn nuôi Ukraine đang đề xuất chính phủ giới hạn xuất khẩu ngô ở mức 22 triệu tấn để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Con số này thấp hơn nhiều so với 35.9 triệu tấn mà nước này đã xuất khẩu trong năm ngoái.
Bên cạnh đấy, chính phủ Nga cũng đang cân nhắc sẽ áp thuế xuất khẩu ngô trong 2 tháng tới để bình ổn giá trong nước. Còn ở Mỹ, sản lượng Ethanol tiếp tục tăng trong tuần vừa rồi bất chấp dịch bệnh chưa suy giảm, đều là các thông tin tác động “bullish” với giá ngô trong ngắn hạn.
Bán hàng ngô trong tuần kết thúc ngày 07/01 được thị trường dự đoán ở mức 0.7 – 1.2 triệu tấn, so với chỉ gần 750 nghìn tấn đã bán trong tuần trước đó. Nếu con số này ở mức trên của khoảng dự đoán trong báo cáo Export Sales tối nay thì giá ngô có thể tiếp tục hướng đến vùng giá 530.
DỰ ĐOÁN GIÁ:
Ngô tháng 3 (ZCH21): Giá ngô có thể dao động với vùng giá 520 – 530 trong phiên hôm nay, giá có vượt được mức 530 hay không sẽ phụ thuộc lớn vào các số liệu trong báo cáo Export Sales tối nay. Trong trường hợp ngược lại, giá cũng sẽ khó giảm sâu về dưới mức hỗ trợ 520.
TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG 24 GIỜ QUA:
PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):
MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.
StochF đang hướng xuống, ở vùng quá mua.
RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.
Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.
=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.