Lúa mỳ đóng cửa giảm mạnh trong ngày hôm qua và xuống mức thấp nhất từ đầu tháng 10. Vùng giá tâm lý 600 sau khi giằng co mạnh trong suốt vài tuần qua, hiện nay đã chính thức bị phá vỡ và tạo ra các tín hiệu bán trên biểu đồ kĩ thuật. Xu hướng giảm khởi đầu với các thông tin tốt hơn về thời tiết lúa mỳ vụ đông tại Mỹ, và được tăng lực bằng thông tin Nga nâng hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc. Việc Nga xuất khẩu nhiều hơn, đồng nghĩa với lúa mỳ Mỹ sẽ gặp nhiều cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu và vì thế có tính chất “bearish” đối với giá trên sàn Chicago.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá lúa mỳ Nga đang ở mức rất cao, và cần phải có 1 tác động bình ổn giá của chính phủ để lúa mỳ Nga cạnh tranh tốt hơn. Giá lúa mỳ Mỹ hay kể cả Úc cũng đang ở mức chấp nhận được và xuất khẩu lúa mỳ Mỹ ít nhất vẫn sẽ có tốc độ tốt trong thời gian tới.

Đến phiên tối qua, thông tin ABARES tăng sản lượng lúa mỳ Úc thực sự là tin “bearish” rất mạnh và tác động lớn tới thị trường. Sản lượng lúa mỳ Úc sau 3 năm hạn hán liên tiếp, đã có thời tiết thuận lợi hơn trong năm nay và sản lượng gần chạm mức kỷ lục đạt được vào năm 2016/17. Rõ ràng đây là thông tin gây áp lực giảm rất mạnh đối với giá và thậm chí lúa mỳ có thể sẽ khó có thể quay lại vùng giá 600 trong thời gian tới, dựa vào thông tin này.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá lúa mỳ có thể sẽ chỉ hồi phục nhẹ trong 1 – 2 phiên, sau đó sẽ tiếp tục giảm thêm. Xác suất giảm hiện nay đang khá áp đảo, khoảng 55%.

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.

RSI đang hướng lên, ở dưới đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng

  • Kháng cự: 595 ; 600
  • Hỗ trợ: 580 ; 575

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bearish” trong ngắn hạn.