Lúa mỳ tiếp tục có phiên tăng thứ 5 liên tiếp trong ngày hôm nay sau khi rung lắc khá mạnh quanh mức 630. Tuy nhiên lực bán ra là không đủ để có thể cản lại mức tăng được hỗ trợ bởi việc một loạt các quốc gia lớn như Algeria, Nhật Bản, Thái Lan, Phillippines và Hàn Quốc. Trong khi Nhật Bản đã mua thành công hơn 82,000 tấn và Hàn Quốc mua thành công 65,000 tấn, thì Algeria vẫn đang tiếp tục hỏi mua 50,000 tấn sau khi đã mua 600,000 tấn lúa mỳ trong tuần trước. Phillippines và Thái Lan cũng đang tìm kiếm lần lượt 55,000 tấn và 192,500 tấn lúa mỳ. Nhu cầu rất cao của các nước nhập khẩu chính là động lực khiến giá lúa mỳ vẫn đang tiếp tục tăng trong sáng nay.

Ủy ban thương mại Rosario – BCR mới đưa ra dự báo xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 20/21 tại Argentina ở mức 10.2 triệu tấn, thấp hơn so với mức 11.8 triệu tấn trong dự báo tháng 9, và thấp hơn so với mức 14.5 triệu tấn xuất khẩu niên vụ 19/20, cũng là thông tin hỗ trợ đáng kể cho giá lúa mỳ ở thời điểm hiện tại.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Nga cho biết, Bộ nông nghiệp nước này đang xem xét xây dựng một kho dự trữ ngũ cốc quốc gia có thể đủ để đáp ứng nhu cầu từ 2 đến 4 tháng để đảm bảo an ninh lương thực. Điều này có thể tác động lớn đến hạn ngạch xuất khẩu trong nửa cuối niên vụ 20/21 mà chính phủ nước này dự kiến sẽ đưa ra trong tháng này, và sẽ là thông tin “bullish” tiềm ẩn đối với giá lúa mỳ thời gian tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ có thể vẫn duy trì đà tăng đến mức 650, giá có thể không tăng mạnh như giai đoạn trước nhưng xu hướng là khá vững, trước khi có sự điều chỉnh.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 635 ; 650
  • Hỗ trợ: 615 ; 600

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn và trung hạn