Lúa mỳ đã tăng mạnh trở lại sau 2 phiên sụt giảm hồi đầu tuần, và kỳ vọng của thị trường là sẽ lấy lại được hết mức giảm trước đó từ nay cho đến cuối tuần. Sau một thời gian thời tiết cải thiện tương đối tốt ở các khu vực gieo trồng ở bắc bán cầu thì tình trạng khô hạn kéo dài đang quay trở lại. Là thông tin tiềm ẩn tác động “bullish” đến giá lúa mỳ.

Các quốc gia nhập khẩu lớn cũng đang đồng loạt tìm mua hàng sau khi Ai Cập quyết định mua thêm hàng khi giá giảm mạnh hồi đầu tuần. Dẫn đến việc giá chào bán ở các nước châu Á không hề suy giảm dù sắp tới có nguồn cung lớn từ Úc. Các cơn mưa lớn ở bờ đông nước này cũng đang khiến cho tốc độ thu hoạch bị chậm lại, có thể tác động “bullish” đến giá lúa mỳ ít nhất là trong tuần này.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá lúa mỳ nhiều khả năng sẽ tiếp tục chuyển lên vùng giá 590 – 600 trong phiên hôm nay. Giá có thể vượt 600 nếu các quỹ đầu cơ chuyển dòng vốn vào thị trường này khi có số liệu bán hàng tích cực trong báo cáo Export Sales.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG 24 GIỜ QUA:

  • Thời tiết ()
    • Tại Mỹ, vùng đồng bằng phía nam từ ngày mai sẽ khô ráo trở lại và kéo dài đến hết tuần này.
    • Tại châu Âu, Pháp có mưa tại nửa phía Tây với lượng trung bình. Đức hoàn toàn khô ráo.
    • Tại Nga và Ukraine có mưa không đáng kể ở các khu vực gieo trồng.
    • Tại Úc, có mưa to tại khu vực gieo trồng ở bờ đông, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa mỳ tại đây.
  • Úc: Giá lúa mì được hỗ trợ từ nhu cầu đang tăng mạnh từ các nước châu Á ()
  • Argentina: Tốc độ bán hàng chậm lại do sự suy yếu của đồng Peso ()
  • Dollar Index tiếp tục giảm 0.21% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018 đến nay. ()

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng lên, ở dưới đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở dưới đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 595 ; 600
  • Hỗ trợ: 560 ; 550

=> Mô hình kĩ thuật đang phục hồi trở lại trên xu hướng “bearish” ngắn hạn.