Lúa mỳ đóng cửa tuần trước với mức tăng rất mạnh 5.8%, chỉ đứng sau ngô trong nhóm nông sản. Bên cạnh việc được ảnh hưởng tích cực từ mức tăng của giá ngô, giá lúa mỳ còn tăng mạnh sau khi USDA giảm mạnh dự báo tồn kho lúa mỳ Mỹ niên vụ 20/21 về mức 836 triệu giạ. Con số này không chỉ thấp hơn mức 862 triệu giạ trong báo cáo tháng 12 mà còn thấp hơn cả khoảng dự đoán của thị trường. Bên cạnh đấy, lo ngại về việc chính phủ Nga sẽ tiếp tục tăng mạnh thuế xuất khẩu lúa mỳ trong tháng 3 đã giúp giá duy trì đà tăng ổn định sau báo cáo.

Thời tiết các vùng gieo trồng lúa mỳ xung quanh biển Đen được dự báo sẽ khá thuận lợi khi có mưa nhiều trở lại. Cuối tuần dự kiến cũng sẽ có mưa tuyết trở lại ở khắp khu vực đồng bằng phía nam Hoa Kỳ. Các quốc gia nhập khẩu chính như Ai Cập vốn đã tăng mạnh dự trữ trước đó để tránh tác động bởi biến động giá, cũng sẽ không đẩy mạnh việc mua hàng ở thời điểm này, là những yếu tố “bearish” cản trở đáng kể đến xu hướng tăng của giá lúa mỳ.

Trong phiên cuối tuần trước, giá lúa mỳ có thời điểm đã lên đến gần mức 700, cao nhất kể từ tháng 5/2014 đến nay. Tuy nhiên, áp lực chốt lời sau khi giá đã tăng đến gần 15% chỉ sau một tháng đã kéo giá trở lại và đóng cửa với một cây nến shooting star. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) cũng đã ở sát vùng quá mua, với một tín hiệu phân kỳ âm, cũng làm tăng xác suất đảo chiều. Trong bối cảnh không có nhiều thông tin cơ bản mới, giá lúa mỳ có thể chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố kỹ thuật do hoạt động mạnh của giới đầu cơ.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho lúa mỳ thế giới niên vụ 20/21 thấp hơn so với báo cáo trước.
  • Tồn kho lúa mỳ Mỹ cuối vụ 20/21 thấp hơn cả khoảng dự đoán.
  • Nga sẽ tăng thuế xuất khẩu lúa mỳ trong tháng 3 tới.
  • Giá lúa mỳ xuất khẩu tại biển Đen tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần qua.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông của Mỹ niên vụ 21/22 cao hơn mức dự đoán trung bình.
  • Bán hàng lúa mỳ giảm 19% so với tuần trước và giảm 49% so với trung bình 4 năm.
  • IGC tăng sản lượng lúa mỳ thế giới 20/21 thêm 3 triệu tấn so với báo cáo trước.
  • Sản lượng lúa mỳ tại EU dự báo cao hơn 9% so với niên vụ trước.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá lúa mỳ có thể dao động với khoảng rộng 660 – 690 trong phiên hôm nay với xác suất cao hơn sẽ đóng cửa ở gần mức 660.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Mỹ, vùng đồng bằng phía nam và khu vực gieo trồng lúa mỳ phía tây bắc thời tiết hoàn toàn khô ráo.
    • Tại châu Âu, Pháp và Đức có mưa với lượng vừa trong những ngày tới.
    • Tại Nga có mưa tại hầu hết các khu vực gieo trồng lúa mỳ chính, Ukraine có mưa không đáng kể trong những ngày tới.
    • Tại Úc, thời tiết tại các khu vực gieo trồng chính hoàn toàn khô ráo.
  • USDA Cung – cầu tháng 1: Tồn kho lúa mỳ thế giới niên vụ 20/21 thấp hơn so với báo cáo trước. ()
  • USDA Cung – cầu tháng 1: Tồn kho lúa mỳ Mỹ cuối vụ 2020/21 thấp hơn cả khoảng dự đoán. ()
  • USDA Grain Stocks: Tồn kho lúa mỳ thấp hơn so với mức dự đoán trung bình. ()
  • USDA Winter Wheat Seedings: Diện tích gieo trồng lúa mỳ niên vụ 2021/22 cao hơn mức dự đoán trung bình. ()
  • USDA Export Inspections: Giao hàng lúa mỳ giảm mạnh so với tuần trước. ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng lúa mỳ giảm 19% so với tuần trước và giảm 49% so với trung bình 4 năm. ()
  • IGC: Sản lượng lúa mỳ thế giới 2020/21 ở mức 768 triệu tấn trong, tăng 3 triệu tấn so với báo cáo trước. ()
  • Trung Quốc: Bán đấu giá lúa mỳ tồn kho trong tuần trước đạt 2.1 triệu tấn với mức giá 358.35 USD/tấn. ()
  • Trung Quốc: Sản lượng lúa mỳ trong năm 2020 đạt 134.25 triệu tấn, cao hơn 0.5% so với năm 2019. ()
  • Trung Quốc: Nhập khẩu lúa mỳ trong năm 2020 ước tính đạt 8.38 triệu tấn. ()
  • Argentina: Ủy ban Rosario ước tính sản lượng lúa mỳ niên vụ 20/21 ở mức 17 triệu tấn. ()
  • Argentina: Sở giao dịch Buenos Aires Exchange của Argentina (BAGE) cho biết, thu hoạch lúa mỳ đã kết thúc. ()
  • EU: Sản lượng lúa mỳ tại EU sẽ tăng lên mức 129.7 triệu tấn trong năm nay, cao hơn 9% so với niên vụ trước. ()
  • EU Commission: Xuất khẩu lúa mỳ từ đầu niên vụ 20/21 ước tính đạt 13.61 triệu tấn. ()
  • Pháp: Dự báo xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 2020/21 ra ngoài khu vực EU đạt 7.27 triệu tấn. ()
  • Nga: Chính phủ đánh giá khả năng nâng thuế xuất khẩu đối với lúa mỳ. ()
  • Nga: Đề xuất nâng thuế xuất khẩu lúa mỳ lên 45 euros/tấn từ giữa tháng 3. ()
  • Nga: Giá lúa mỳ tiếp tục tăng trước khi chính sách thuế xuất khẩu mới có hiệu lực. ()
  • Nga: Xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 20/21 đang cao hơn 23% so với cùng kỳ niên vụ trước. ()
  • Ukraine: Xuất khẩu lúa mỳ trong năm 2020 ước tính đạt 16.06 triệu tấn. ()
  • Ukraine: Xuất khẩu lúa mỳ từ đầu niên vụ 20/21 ước tính đạt 12.75 triệu tấn. ()
  • Ukraine: Thời tiết trong tháng 1 sẽ thuận lợi cho ngũ cốc vụ đông. ()
  • Ukraine: Giá lúa mỳ xuất khẩu tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần qua. ()
  • Canada: Lũy kế xuất khẩu lúa mỳ cao hơn 29% so với cùng kỳ niên vụ trước. ()
  • Kazakhstan: Dự báo xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 2020/21 đạt mức 6.8 triệu tấn. ()
  • Bangladesh: Nhập khẩu lúa mỳ từ Ukraine do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Nga. ()
  • Việt Nam: Nhập khẩu lúa mỳ tháng 12 tăng gấp ba lần so với tháng 11. ()
  • Dollar Index đóng cửa tuần tiếp tục tăng mạnh 0.75% tuần thứ 2 liên tiếp. ()

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá có gapup và giằng co quanh mức mở cửa.

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 690 ; 700
  • Hỗ trợ: 670 ; 660

=> Mô hình kĩ thuật đang trên xu hướng “bullish” mạnh trong trung hạn.