Lúa mỳ tiếp tục giảm nhẹ 0.67% trong phiên hôm qua, chủ yếu theo xu hướng giảm chung của nhóm nông sản. Việc đồng Dollar suy yếu đã giúp giá tăng mạnh trở lại trong tối qua và tiếp tục tăng thêm trong sáng nay.

Xu hướng giảm của đồng Dollar và lo ngại về mức thuế chính phủ Nga áp lên giá lúa mỳ xuất khẩu vào tháng 3 vẫn sẽ là các yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá lúa mỳ trong thời gian tới. Tuy nhiên, vùng đồng bằng phía nam Hoa Kỳ dự báo sẽ có mưa tuyết đi qua trong vài ngày tới, cùng với mưa lớn ở các khu vực gieo trồng xung quanh khu vực biển Đen, sẽ cản trở việc lúa mỳ tăng mạnh trở lại.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá lúa mỳ có thể có thể đi ngang với khoảng 660 – 680 trong tuần này để chờ các thông tin mới.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG 24 GIỜ QUA:

  • Thời tiết ()
    • Tại Mỹ, vùng đồng bằng phía nam, thời tiết hoàn toàn khô ráo trong khi khu vực gieo trồng lúa mỳ phía tây bắc sẽ có tuyết trong hôm nay.
    • Tại châu Âu, Pháp và Đức thời tiết có mưa với lượng vừa trong những ngày tới.
    • Tại Nga có mưa tại các khu vực gieo trồng lúa mỳ chính, Ukraine hoàn toàn khô ráo trong những ngày tới.
    • Tại Úc, có mưa tại các khu vực gieo trồng lúa mỳ trong vài ngày tới với lượng vừa và nhỏ.
  • Argentina: Tốc độ bán hàng lúa mỳ vụ mới đạt 463,000 tấn, cao hơn so với 445,000 tấn của tuần trước. ()
  • Nga: Dự kiến sản lượng và xuất khẩu lúa mỳ trong niên vụ 2020/21 lần lượt đạt 84.0 triệu và 39.0 triệu tấn. ()
  • Dollar Index có phiên giảm thứ 3 liên tiếp với mức giảm nhẹ 0.07%. ()

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 680 ; 690
  • Hỗ trợ: 660 ; 650

=> Mô hình kĩ thuật đang điều chỉnh trên xu hướng “bullish” trung hạn.