Giá dầu WTI đã tăng 0.3% trong giao dịch châu Á sau khi giảm 3.6% hôm thứ Hai, mức giảm lớn nhất trong hai tuần. Biến thể Covid-19 có khả năng lây nhiễm cao đang buộc các chính phủ phải yêu cầu ban hành hoặc mở rộng một số hạn chế. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sự gia tăng số ca nhiễm tại thị trường dầu thô lớn nhất thế giới - Trung Quốc.

Tại Indonesia - đất nước nhập khẩu xăng dầu lớn nhất ở châu Á, đã thực hiện lệnh hạn chế ở một số khu vực cho đến ngày 9/8 - Tổng thống Joko Widodo cho biết vào cuối ngày thứ Hai. Ngay cả trước quyết định đó, tác động lên nhu cầu năng lượng đã rõ ràng khi nhập khẩu nhiên liệu động cơ giảm khoảng 1/4, trong khi mức sử dụng nội địa giảm dần

Giá dầu thô tăng mạnh trong nửa đầu năm khi việc tung ra vắc-xin cho phép các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại, thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ và tiêu hao lượng dư thừa tích tụ trong đợt đại dịch ban đầu. Tốc độ tăng chậm lại trong tháng Bảy do biến thể delta bắt đầu đặt ra thách thức lớn hơn, trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã thúc đẩy việc khôi phục thêm sản lượng cho thị trường.
Giá cả:

  • Giá hợp đồng tương lai dầu WTI tháng 9 tăng 0.3% lên 71.44 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange lúc 7:43 sáng tại Singapore.
  • Giá hợp đồng tương lai dầu Brent tháng 10 giảm 3.3% xuống 72.89 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe vào thứ Hai.

Ả Rập Saudi, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ba nhà xuất khẩu dầu cốt lõi của OPEC ở Trung Đông, đã thúc đẩy các lô hàng dầu thô lên mức cao nhất nhiều tháng trong tháng Bảy. Hiện tại, liên minh có kế hoạch nâng sản lượng tập thể lên 400,000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến khi toàn bộ sản lượng bị tạm dừng đang dần được "bơm" trở lại. 

Bloomberg