Đậu tương kết thúc tuần trước ở ngay vùng giá rất quan trọng là 1020. Giá gần như chỉ giằng co quanh ngưỡng này trong suốt 2 phiên cuối tuần trước, sau khi đã tăng vọt nhờ tác động tích cực của số liệu từ báo cáo Grain Stocks. Tồn kho cuối niên vụ 19/20 của đậu tương được USDA chốt ở mức 523 triệu giạ, thấp hơn gần 10% so với mức 576 dự đoán của thị trường. Con số này cũng giảm mạnh so với mức tồn kho 909 triệu giạ trong niên vụ 18/19, đã giúp cho giá đậu tương tăng vọt đến hơn 30 cents ngay sau thời điểm báo cáo này được công bố. Việc tồn kho 19/20 giảm sẽ ảnh hưởng đến số liệu tồn kho của niên vụ hiện tại, và thị trường đang chờ đợi các con số này được phản ánh như thế nào trong báo cáo Cung – cầu tháng 10 phát hành vào 23 giờ đêm thứ 6 tuần này.

Đối với nhu cầu, việc Trung Quốc bất ngờ mua 264,000 tấn đậu tương Mỹ trong ngày giao dịch cuối tuần trước đã khiến giá đậu tương tăng vọt ngay khi mở cửa phiên. Thị trường không kỳ vọng nhiều vào việc Trung Quốc sẽ mua hàng trong thời điểm hiện tại do nước này đang trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh kéo dài đến 8 ngày. Vì thế, nếu USDA có đơn hàng được phản ánh trong báo cáo Daily Export Sales thường sẽ tác động “bullish” đến giá đậu tương trong ngắn hạn, đặc biệt là nếu bán cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong phát biểu mới nhất của mình cho rằng, chưa chắc Trung Quốc đã hoàn thành được cam kết mua 36.5 tỷ USD nông sản Mỹ trong năm 2020, mặc dù đã đẩy mạnh tốc độ mua hàng ngô và đậu tương trong tháng 8 và tháng 9. Do đó, sẽ có nhiều nông dân tranh thủ đẩy hàng ra thị trường mỗi khi giá vượt lên trên vùng 1020, chứ không chờ đợi để giá lên mức cao hơn nữa. Điều này khiến tạo sức ép lớn lên giá đậu tương khiến giá khó có thể vượt qua hẳn mức này trong một vài phiên tới.

Chính phủ Argentina đã chính thức giảm thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương từ 33% xuống còn 28% trong tháng 10 này với kỳ vọng nông dân sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu hơn trong giai đoạn cuối năm. Điều này được kỳ vọng sẽ khiến nhu cầu đậu tương cho hoạt động ép dầu trong nước gia tăng. Trong bối cảnh nguồn cung đậu tương tại Nam Mỹ khá eo hẹp do đã đẩy mạnh xuất khẩu trong đầu năm, thông tin này được kỳ vọng sẽ tác động “bullish” đến giá đậu tương trong thời gian tới. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng mức giảm này sẽ không có tác động nhiều đến nông dân ở thời điểm hiện tại vì các bất ổn về kinh tế chính trị tại nước này. Do đó, giá các mặt hàng họ đậu chủ yếu vẫn đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay.

Giá dầu đậu tương đã chịu áp lực lớn từ mức giảm chung của cả thị trường dầu thô và dầu thực vật trong tuần trước. Áp lực này đang có xu hướng giảm nhờ tác động tích cực từ việc Hạ viện Mỹ chính thức thông qua gói cứu trợ trị giá 2,200 tỷ USD. Mặc dù gói cứu trợ này sẽ còn phải chờ được Thượng viện biểu quyết và khó có thể được áp dụng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào đầu tháng 11 tới. Tuy nhiên, về cơ bản đây vẫn sẽ là thông tin giúp cho giá các mặt hàng khó có thể giảm mạnh trong đầu tuần này.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho cuối vụ đậu tương 2019/20 ở mức 523 triệu giạ, thấp hơn so với dự đoán trung bình của thị trường và mức 909 triệu giạ của niên vụ trước, sẽ gián tiếp làm giảm tồn kho 2020/21.
  • Nguồn cung đậu tương phục vụ ép dầu đang thiếu hụt ở các quốc gia Nam Mỹ do đã đẩy mạnh xuất khẩu trong đầu năm.
  • Thời tiết tại các quốc gia Nam Mỹ trong tuần này không thuận lợi đối với mùa vụ đậu tương đang trong giai đoạn thu hoạch.
  • Giá đậu tương tại Brazil đang gần đạt đến mức cao kỷ lục của năm 2019.
  • Chính phủ Argentina giảm thuế xuất khẩu các mặt hàng họ đậu từ 33% xuống còn 28% trong tháng 10 sẽ khiến nhu cầu đối với đậu tương để ép dầu tăng lên.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Ép dầu đậu tương tại Mỹ trong tháng 8 chỉ đạt 5.24 triệu short tấn, giảm 5.3% so với mức 5.54 của tháng 7.
  • Thời tiết tại Midwest tiếp tục sẽ khô ráo trong tuần này, giúp đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
  • Trung Quốc đang trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh kéo dài 8 ngày, khiến các hoạt động thương mại quốc tế bị ngưng trệ.
  • Đồng Real tiếp tục trượt giá tuần thứ 4 liên tiếp khiến nông dân Brazil đẩy mạnh việc bán hàng.
  • Tồn kho đậu tương của Trung Quốc được thị trường dự báo vẫn đang duy trì ở mức cao, khiến nhu cầu có thể sẽ chững lại.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương sẽ tiếp tục giằng co quanh mức 1020 trong giai đoạn đầu tuần này. Trước báo cáo WASDE tháng 10, Giaodich24 dự đoán thị trường sẽ giảm nhẹ về vùng 1015 hoặc 1010, sau đó sẽ tăng trở lại và duy trì khoảng giao dịch lớn 1010 – 1040.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương nhiều khả năng sẽ quay lại và giằng co quanh vùng giá 350 trong 1 – 2 phiên đầu tuần này. Giá có thể trượt thêm đến 348, nhưng sẽ khó giảm sâu hơn. Sau đó, khô đậu tương sẽ tăng trở lại trên 350 đến trước khi báo cáo được phát hành.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương cũng sẽ quay lại và giằng co quanh mức 32.00, diễn biến trong đầu tuần này chủ yếu là trái chiều với khô đậu tương.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Mỹ, Tại Midwest, thời tiết hoàn toàn khô ráo dự kiến kéo dài đến hết tuần này.
    • Tại Brazil, tại miền trung, bang Mato Grosso thời tiết sẽ khô ráo trong những ngày tới. Tại miền nam, tại bang Rio Grande do Sul mưa không đáng kể. Thời tiết tại bang Parana hoàn toàn khô ráo.
    • Tại Argentina, toàn bộ khu vực gieo trồng hoàn toàn khô ráo trong vài ngày tới.
  • USDA Grain Stocks: Tồn kho đậu tương hết 01/09 đạt 523 triệu giạ, thấp hơn so với mức 576 dự đoán trung bình của thị trường. ()
  • USDA Fats and Oils: Ép dầu đậu tương của Mỹ trong tháng 8 đạt 5.24 triệu short tấn, so với 5.54 triệu short tấn, so với 5.54 triệu short tấn trong tháng 7 ()
  • USDA Crop Progress: Thu hoạch đậu tương Mỹ đã đạt 20%, so với 6% tuần trước, 6% cùng kỳ năm ngoái và 15% trung bình 5 năm qua. ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng đậu tương tuần này đạt 2.59 triệu tấn, giảm 19% so với tuần trước ()
  • USDA Export Inspections: Giao hàng đậu tương tuần này đạt 1.21 triệu tấn, so với 1.38 triệu tấn tuần trước và 986k tấn cùng kỳ năm ngoái ()
  • Mỹ: Chỉ số hạn hán cũng tăng 10 điểm lên mức 56 điểm tại Midwest. ()
  • Brazil: Chính phủ cân nhắc áp thuế xuất khẩu nông sản trong bối cảnh bất ổn kinh tế. ()
  • Brazil: Gieo trồng đậu tương niên vụ 20/21 đạt 0.7% diện tích dự kiến. ()
  • Brazil: Giá đậu tương đã gần đạt mức cao kỷ lục trong năm 2012. ()
  • Brazil: ANEC dự báo xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 9 sẽ đạt mức 3.94 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức 3.93 triệu tấn trong dự báo tuần trước. ()
  • Argentina: Bán hàng đậu tương cả 2 vụ đạt 1.04 triệu tấn, cao nhất kể từ cuối tháng 6 năm nay ()
  • Argentina: Giảm thuế xuất khẩu đậu tương nhằm tăng dự trữ ngoại hối. ()
  • Úc: Cục Dự báo Khí tượng quốc gia Úc – BOM chính thức tuyên bố hiện tượng La Nina đã hình thành trên vùng biển Thái Bình Dương và sẽ kéo dài ít nhất đến tháng 01/2021. ()
  • Malaysia: Xuất khẩu dầu cọ trong tháng 9 tăng 10.5% so với tháng 8. ()
  • Đồng Real Brazil kết thúc tuần giảm mạnh 2.21%, đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp. ()

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

RSI đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.  

  • Kháng cự: 1035 ; 1050
  • Hỗ trợ: 1000 ; 985

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang và chưa có xu hướng rõ ràng trong ngắn hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay.

MACD đang đi ngang,  ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 360 ; 370
  • Hỗ trợ: 340 ; 335

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở vùng quá bán.

RSI đang đi ngang, ở dưới đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 32.00 ; 33.00
  • Hỗ trợ: 31.00 ; 30.00

=> Mô hình kĩ thuật đang quay lại xu hướng “bearish” trong ngắn hạn.