Đậu tương đóng cửa tuần trước tiếp tục tăng mạnh 3.57% lên mức 1263.50 cent/giạ, cao nhất kể từ tháng 8/2014 đến nay, chủ yếu do lo ngại về việc gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu khi các cuộc biểu tình tại Argentina đã kéo dài suốt nửa tháng, trong bối cảnh nguồn cung đậu tương đang rất eo hẹp.

Trong sáng nay, giá đậu tương tiếp tục có gapup, tuy nhiên lực bán mạnh tại mức kháng cự 1280 đã khiến giá giảm mạnh về lại vùng giá đóng cửa cuối tuần trước. Đây sẽ là tín hiệu khá tiêu cực với giá đậu tương khi thị trường bước vào phiên tối nay do ảnh hưởng đến tâm lý chốt lời của giới đầu cơ, bất chấp tác động tích cực từ thông tin tổng thống Donald Trump vừa thông qua gói cứu trợ 900 tỷ cho người dân Mỹ.

Thời tiết trong tuần này tại Nam Mỹ được dự báo sẽ bất lợi đối với mùa vụ đậu tương đang diễn ra tại đây, tuy nhiên tác động từ thông tin này vốn đã phản ánh vào giá trong suốt thời gian vừa qua. Ngay cả khi ảnh hưởng bởi thời tiết khiến năng suất giảm thì sản lượng dự kiến của Brazil năm tới vẫn sẽ có thể ở mức kỷ lục, do nông dân tích cực mở rộng diện tích gieo trồng. Đây là yếu tố sẽ gây sức ép lớn lên giá đậu tương khi thị trường chuyển sang giao dịch các hợp đồng tháng 3.

Xu hướng của giá đậu tương sẽ tác động lớn đến khô đậu tương và dầu đậu tương. Giá dầu đậu tương đang giảm mạnh trong sáng nay do tác động từ mức giảm của giá dầu cọ và dầu thô thế giới. Giá dầu cọ sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2012 đang suy yếu do tâm lý chốt lời cộng thêm việc Hiệp hội dầu cọ Malaysia dự báo sản lượng dầu cọ toàn cầu trong năm 2021 sẽ cao hơn 4.21 triệu tấn so với năm nay. Trong bối cảnh nhu cầu chưa thể hồi phục do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Mỹ và các nước châu Âu, đây sẽ là yếu tố cản trở lớn với đà tăng của giá dầu đậu tương trong tuần này.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Aprosoja giảm dự báo sản lượng đậu tương 20/21 của Brazil về mức 127 triệu tấn.
  • Tỷ lệ pha trộn bắt buộc trong dầu diesel tại Brazil sẽ tăng lên 13% vào tháng 3 tới.
  • Biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt ở Argentina
  • Cục Khí tượng dự báo mô hình La Nina sẽ đạt đỉnh điểm trong những tuần tới.
  • Thời tiết khô hạn tại Argentina đang gây ra lo ngại về mùa vụ đậu tương năm nay.
  • Đồng Dollar suy yếu khiến giá các mặt hàng nông sản Mỹ cạnh tranh hơn.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tốc độ bán hàng cho Trung Quốc hiện rất chậm so với hồi đầu niên vụ.
  • Bán hàng đậu tương tuần vừa rồi trong báo cáo Export Sales ở mức thấp nhất từ đầu vụ.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 3 (ZSH21): Đậu tương có thể sẽ giảm trở lại về vùng giá 1250 trong phiên hôm nay. Giá sẽ khó vượt qua được mức kháng cự mạnh 1280 tại thời điểm này.
  • Khô đậu tương tháng 3 (ZMH21): Khô đậu tương sẽ đi theo xu hướng của giá đậu tương và cũng khó vượt được mức kháng cự 420. Giá có thể về lại vùng 410 – 415 trong phiên hôm nay.
  • Dầu đậu tương tháng 3 (ZLH21): Dầu đậu tương hiện đang giằng co ở quanh mức 41 cents. Giá có thể sẽ dao động với khoảng 40.00 – 41.00 trong tuần này.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Midwest, có mưa và tuyết tại nhiều bang trong những ngày tới.
    • Tại Brazil, tại miền trung, Mato Grosso tiếp tục có mưa trên diện rộng với lượng khá lớn hỗ trợ cho sự phát triển của cây đậu tương tại đây. Tại miền nam, Parana có mưa trong những ngày tới với lượng vừa, trong khi Rio Grande do Sul tiếp tục khô ráo trong những ngày tới.
    • Tại Argentina, có mưa tại khu vực gieo trồng trong những ngày tới.
  • USDA Export Inspections: Giao hàng đậu tương tuần này đạt 2.53 triệu tấn, so với 2.46 tuần trước và 1.10 cùng kỳ năm ngoái. ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng đậu tương tuần này đạt 352,800 tấn, giảm 62% so với tuần trước, và giảm 47% so với trung bình 4 tuần. ()
  • USDA Malaysia: Tồn kho dầu cọ niên vụ 20/21 dự báo giảm về mức 1.05 triệu tấn. ()
  • Brazil: Aprosoja giảm dự báo sản lượng đậu tương 20/21 về mức 127 triệu tấn. ()
  • Brazil: Tỷ lệ pha trộn bắt buộc trong dầu diesel sẽ tăng lên 13% vào tháng 3 tới. ()
  • Brazil: Sẽ không có thêm lô hàng đậu tương nào xuất cảng trong phần còn lại của tháng 12. ()
  • Brazil: ANEC tăng dự báo xuất khẩu đậu tương trong tháng 12 lên 120,000 tấn. ()
  • Nam Mỹ: Cục Khí tượng dự báo mô hình La Nina sẽ đạt đỉnh điểm trong những tuần tới. ()
  • Argentina: Hơn 100 tầu chở hàng đang chờ bốc dỡ tại các cảng do thiếu lao động. ()
  • Argentina: Ép dầu đậu tương tháng 11 thấp hơn 4.4% so với tháng 10. ()
  • Argentina: Đình công kéo dài khiến chuỗi cung ứng quốc tế gặp rủi ro lớn. ()
  • Argentina: Lũy kế xuất khẩu vụ cũ đã đạt 6.4 triệu tấn và vụ mới đạt 120,000 tấn. ()
  • Argentina: Thời tiết khô hạn đang gây ra lo ngại về sản lượng nông sản. ()
  • Paraguay: Ép đậu tương trong 11 tháng đầu năm ước tính đạt 3.15 triệu tấn. ()
  • Trung Quốc: Lợi nhuận ép dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 6 tuần trở lại đây. ()
  • Trung Quốc: Dự kiến sẽ nhập khẩu 100 triệu tấn đậu tương trong năm 2020. ()
  • Trung Quốc: Ép dầu đậu tương tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần. ()
  • EU Commission: Nhập khẩu đậu tương từ đầu niên vụ 2020/21 đã đạt 6.9 triệu tấn, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái. ()
  • Malaysia: Xuất khẩu dầu cọ 20 ngày đầu tháng 12 ước tính đạt 1,07 triệu tấn. ()
  • Malaysia: Sẽ áp dụng thuế xuất khẩu đối với dầu cọ ở mức 8% trong tháng 1. ()
  • Malaysia: Sản lượng dầu cọ toàn cầu trong năm 2021 ước tính đạt 78.4 triệu tấn. ()
  • Đồng Real Brazil chốt tuần giảm mạnh 3.13%, đánh dấu chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp. ()

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 3 (ZSH21): Giá có gapup sau đó giảm mạnh trở lại trong sáng nay.

MACD hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 1280 ; 1300
  • Hỗ trợ: 1250 ; 1200

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 3 (ZMH21): Giá có gapup sau đó giảm mạnh trở lại trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 420 ; 430
  • Hỗ trợ: 410 ; 400

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 3 (ZLH21): Giá đang giảm mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 41.50 ; 42.00
  • Hỗ trợ: 40.00 ; 39.50

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” trong cả ngắn hạn lẫn trung hạn.