Đậu tương tiếp tục tăng gần 1% khi đóng cửa tuần trước, lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2014 đến nay trên biểu đồ tháng liền kề. Đây cũng là tuần tăng thứ 4 liên tiếp của giá đậu tương và giá đã tăng 13.2% kể từ đầu tháng đến nay. Tâm lý lạc quan của thị trường về việc giá có thể vượt qua mức đỉnh gần nhất hồi 2016 khiến nông dân không đẩy mạnh bán hàng và các quỹ tích cực mua vào là nguyên nhân chủ yếu hỗ trợ giá trong tuần vừa rồi.

Tâm lý này đang tiếp tục được duy trì sang tuần này, mặc dù các yếu tố cơ bản có phần thiên về xu hướng “bearish”. Điều này lý giải giá đậu tương trong sáng nay có gapup nhỏ lên sát mức 1200 nhưng sau đó giảm trở lại. Tốc độ bán hàng đậu tương của Mỹ cho Trung Quốc chậm lại đáng kể trong 2 tuần trở lại đây. Để hoàn thành được mục tiêu xuất khẩu mà USDA đề ra, bán hàng cho Trung Quốc hàng tuần cần đạt mức 1.1 triệu tấn, tuy nhiên con số này trong tuần vừa rồi chỉ ở mức 579k tấn.

Thời tiết trong vài ngày dự báo sẽ không có nhiều mưa ở miền trung Brazil, nhưng sẽ có mưa khá lớn ở các vùng gieo trồng của Argentina, do đó tác động này tương đối cân bằng. Vì thế, nhiều khả năng giá đậu tương có thể sớm vượt mức 1200 nhờ tâm lý lạc quan, hơi là nhờ các yếu tố cơ bản.

Đối với khô đậu tương và dầu đậu tương, giá 2 mặt hàng này sẽ tiếp tục trái chiều nhau nếu giá đậu tương không vượt hẳn lên mức 1200, và có ảnh hưởng tích cực đến giá khô đậu tương nhiều hơn. Nhu cầu cao đối với thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn cuối năm vẫn là yếu tố hỗ trợ chính với khô đậu tương trong thời điểm hiện tại. Do đó, giá khô đậu tương sẽ vượt được mức 400 khi giá đậu tương lên đến vùng giá 1200. Qua đó, áp lực trái chiều khiến giá dầu đậu tương tạm thời vẫn kẹt lại trong khoảng giá 37.50 – 38.50 để chờ đợi các diễn biến mới từ thị trường.  

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tâm lý kỳ vọng của nông dân và quỹ đầu tư vào việc giá sẽ vượt lên trên mức đỉnh hồi 2016.
  • Lượng mưa lũy kế tại miền trung Brazil và khu vực gieo trồng chính của Argentina trong 10 ngày tới dự báo thấp hơn so với mức trung bình hàng năm.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Trung Quốc tìm cách hủy các đơn hàng đã mua trước đó do giá tăng quá nhanh khiến lợi nhuận ép dầu sụt giảm.
  • Tốc độ bán hàng đậu tương hàng tuần của Mỹ đang chậm lại trong suốt thời gian vừa qua.

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 1 (ZSF21): Đậu tương đang dao động trong vùng giá 1190 – 1200. Giá có thể giằng co mạnh tại vùng giá 1200 trong hôm nay nhưng khả năng vượt hẳn lên chưa cao.
  • Khô đậu tương tháng 1 (ZMF21): Khô đậu tương tiếp tục đi theo xu hướng của giá đậu tương, giá cũng sẽ dao động trong khoảng 395 – 400 và sẽ lên giằng co ở mức 400 nếu đậu tương vượt lên 1200.
  • Dầu đậu tương tháng 1 (ZLF21): Dầu đậu tương có thể sẽ chỉ đi ngang và dao động chủ yếu với khoảng 38.00 – 39.00 trong tuần này.

 

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 1 (ZSF21): Giá có gapup nhỏ sau đó giảm nhẹ trong sáng nay

MACD hướng xuống, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.  

  • Kháng cự: 1200 ; 1210
  • Hỗ trợ: 1180 ; 1150

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 1 (ZMF21): Giá có gapup nhỏ và giằng co quanh mức mở cửa

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở sát vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở sát vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 400 ; 405
  • Hỗ trợ: 390 ; 382

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” trong cả ngắn hạn và trung hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 1 (ZLF21): Giá đang giảm mạnh trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

RSI đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 39.00 ; 39.50
  • Hỗ trợ: 38.00 ; 37.40

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trên xu hướng “bullish” mạnh trong ngắn hạn.