BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NHẬN BIẾT RỦI RO
(Khách hàng cần đọc, nghiên cứu và ký xác nhận vào văn bản này)
Bản Công bố thông tin nhận biết rủi ro không bao hàm toàn bộ cũng như các khía cạnh quan trọng khác trong giao dịch Hợp đồng phái sinh hàng hóa. Rủi ro gây thiệt hại trong giao dịch Hợp đồng phái sinh hàng hóa có thể là lớn. Vì thế, Khách hàng nên cẩn thận xem xét về những giao dịch đó có phù hợp với mục đích, tiềm lực tài chính của mình hay không. Về khía cạnh rủi ro, Khách hàng chỉ nên tiến hành giao dịch khi đã hiểu và chấp nhận các rủi ro thuộc bản chất của nghiệp vụ (cũng như rủi ro liên quan đến mối quan hệ thiết lập theo Hợp đồng). Giao dịch Hợp đồng phái sinh hàng hóa không thích hợp đối với đa số đối tượng tham gia giao dịch. Khách hàng phải cân nhắc và quyết định sự phù hợp của loại giao dịch này, xét cả trên phương diện kinh nghiệm hoạt động, mục tiêu, nguồn lực cũng như các điều kiện khác. Trước khi lựa chọn giao dịch, Khách hàng cần nhận biểt rủi ro tiềm ẩn dưới đây:
1. Rủi ro chung
Các giao dịch Hợp đồng phái sinh hàng hóa tiềm ẩn mức độ rủi ro tương đối cao. Mức ký quỹ ban đầu chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng giá trị giao dịch, do vậy, rủi ro của toàn bộ giao dịch tương đối cao. Chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường cũng ảnh hưởng không hạn chế đến số tiền mà Khách hàng đã ký quỹ hoặc có nghĩa vụ phải ký quỹ, gây bất lợi không nhỏ cho Khách hàng. Trong một số trường hợp, Khách hàng không được hoàn lại mức ký quỹ ban đầu cũng như các khoản ký quỹ bổ sung, chi phí phát sinh để duy trì vị thế của Khách hàng. Nếu biến động thị trường theo hướng bất lợi cho vị thế đang nắm giữ của Khách hàng, hoặc mức ký quỹ duy trì tăng lên, Khách hàng phải bổ sung tiền ký quỹ theo Thông báo/Yêu cầu nộp ký quỹ bắt buộc của Công ty, hoặc ngược lại, Công ty sẽ tất toán vị thế của Khách hàng, Khách hàng có trách nhiệm phải đền bù toàn bộ thiệt hại từ giao dịch.
2. Rủi ro về thông tin và cập nhật thông tin của Khách hàng
Khách hàng nên tìm hiểu từ Công ty đầy đủ thông tin về các Điều khoản và điều kiện cụ thể liên quan đến Hợp đồng phái sinh hàng hóa cũng như các nghĩa vụ liên đới (ví dụ: trường hợp Khách hàng có nghĩa vụ thực hiện giao nhận hàng hoá với các điều kiện hạn chế về thời gian giao hàng). Trong một số trường hợp, Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam có thể thay đổi các quy định của việc giao dịch Hợp đồng phái sinh (bao gồm quy định về giá thanh toán).
3. Rủi ro về giao dịch
Các điều kiện của thị trường (ví dụ: tính thanh khoản) và /hoặc việc vận hành các quy tắc điều tiết thị trường (một số thị trường có thể ngừng bất kỳ giao dịch nào hay tháng giao dịch nào vượt quá quy định về phạm vi biến động giá) có thể làm gia tăng khả năng thua lỗ do không tất toán hoặc không thực hiện được giao dịch. Hơn nữa, cơ chế xác định giá có thể gây bất lợi cho Khách hàng do các điều khoản không đồng nhất.
4. Rủi ro về khoản tiền ký quỹ và các loại phí
a) Ký quỹ:
(a1) Khách hàng có khả năng bị thua lỗ và mất toàn bộ số tiền ký quỹ ban đầu hoặc bất kỳ khoản ký quỹ nào khác đã hoặc có nghĩa vụ ký quỹ ở Công ty để duy trì vị thế trên thị trường phái sinh hàng hoá và hàng hoá giao ngay. Nếu thị trường biến động bất lợi cho vị thế của Khách hàng, Khách hàng phải ký quỹ bổ sung để duy trì vị thế. Trường hợp không thực hiện bổ sung ký quỹ đầy đủ theo yêu cầu của Công ty/Sở giao dịch Hàng hóa, vị thế của Khách hàng sẽ bị tất toán một cách bất lợi, Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán mọi thiệt hại phát sinh liên quan đến tài khoản giao dịch.
(a2) Khoản tiền ký quỹ Khách hàng nộp cho Công ty để giao dịch mua bán các Hợp đồng phái sinh hàng hóa không được bảo hiểm trong trường hợp Công ty phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
(a3) Khoản tiền ký quỹ Khách hàng nộp cho Công ty không được đảm bảo hoặc bảo hiểm bởi Trung tâm Thanh toán bù trừ - đơn vị trực thuộc Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam hoặc Thành viên Thanh toán bù trừ - đơn vị do Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam cấp phép trong trường hợp Công ty phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
(a4) Vì lợi ích cá nhân của từng Khách hàng nên khoản tiền ký quỹ nộp cho Công ty được quản lý tập trung ở tài khoản mở tại Ngân hàng thanh toán do Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam chỉ định. Tuy nhiên, khoản tiền này Khách hàng có thể phải chịu những thiệt hại phát sinh từ các Khách hàng khác nếu Công ty không có đủ vốn để bù đắp tổn thất thương mại do những Khách hàng khác gây nên.
(b) Phí và các chi phí khác:
Trước khi tham gia giao dịch mua bán hàng hoá, Khách hàng cần tham khảo đầy đủ và rõ ràng về các loại phí khác phải trả trong quá trình giao dịch. Những chi phí phải trả này ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của Khách hàng trong giao dịch.
5. Rủi ro về vị thế giao dịch
(a) Tất toán vị thế:
Trong những thời điểm nhất định của thị trường, việc tất toán một vị thế của Khách hàng có thể không hoặc khó thực hiện.
(b) Các lệnh giao dịch hạn chế:
Đặt lệnh hạn chế, ví dụ như lệnh “stop-loss” hay “stop-limit” không đủ hạn chế thua lỗ của bạn, bởi điều kiện của thị trường trong một số trường hợp nhất định không cho phép thực hiện lệnh này.
(c) Vị thế “Spread”:
Một vị thế Spread (nắm giữ các vị thế cùng Hợp đồng nhưng ngược chiều, khác kỳ hạn) chưa chắc ít rủi ro hơn so với các vị thế “mua” hoặc “bán”.
6. Rủi ro về Luật địa phương nơi hàng hoá niêm yết
Giao dịch trên các thị trường khác nhau chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật khác nhau, đặc biệt là các hàng hoá gắn với các thị trường địa phương, điều này ảnh hưởng đến phạm vi rủi ro của Khách hàng. Vì vậy, trước khi giao dịch, Khách hàng cần làm rõ các nguyên tắc, quy định liên quan đến loại hàng hoá dự định giao dịch, đặc biệt là các mặt hàng liên thông
7. Rủi ro về tiền tệ
Mức biến động tỷ giá trong những trường hợp phải quy đổi đồng tiền chỉ định trong Hợp đồng sang một đồng tiền khác có thể ảnh hưởng đến mức lợi nhuận hoặc thua lỗ trong các giao dịch tương lai.
8. Rủi ro về Hệ thống Phần mềm giao dịch
Quá trình chuyển lệnh giao dịch, thực hiện, khớp lệnh, thanh toán giao dịch hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Vì thế, tồn tại nhiều khả năng lỗi và ngừng hoạt động vì bất cứ lý do gì. Khả năng Khách hàng phục hồi các thiệt hại bị hạn chế bởi các nhà cung cấp dịch vụ, thị trường, trung tâm thanh toán bù trừ, và nhiều nguyên nhân khác. Khách hàng cần tham khảo từ đối tác của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam về các khả năng xảy ra liên quan đến hệ thống thiết bị giao dịch.
9. Rủi ro về giao dịch điện tử
Giao dịch trên một hệ thống điện tử thường có những đặc trưng khác với hệ thống giao dịch thông thường. Nhận thức đặc trưng này, Khách hàng sẽ gặp một số rủi ro liên quan đến hệ thống, bao gồm khả năng trục trặc của phần cứng và phần mềm. Khi hệ thống gặp trục trặc, lệnh giao dịch của Khách hàng có nguy cơ không được thực hiện theo chỉ dẫn của Khách hàng hoặc bị vô hiệu hoá hoàn toàn.
10. Rủi ro giao dịch Quyền chọn:
(a) Các giao dịch Quyền chọn có mức độ rủi ro rất cao. Người mua và người bán Quyền chọn sẽ phải hiểu rõ bản chất của các loại giao dịch Quyền chọn (ví dụ như Put hay Call) dự tính giao dịch và các rủi ro có liên quan. Khách hàng cần tính toán ở mức nào thì giá trị của Quyền chọn sẽ tăng và làm vị thế của Khách hàng có lợi nhuận, bao gồm cả việc tính toán chi phí Premium (Phí mua bán quyền chọn trả trước) và các chi phí phát sinh khác.
(b) Người mua quyền chọn có thể được phép tất toán, thực hiện quyền hoặc để quyền chọn hết hiệu lực. Thực hiện một quyền chọn dẫn tới kết quả (i) nhận kết quả bù trừ tiền hoặc người mua sẽ nhận mua hoặc cung ứng theo yêu cầu. Nếu quyền chọn trên Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, người mua sẽ nhận một vị thế Hợp đồng kỳ hạn đó với yêu cầu ký quỹ. Nếu Hợp đồng quyền chọn đã mua bị hết hiệu lực và vô giá trị, Khách hàng sẽ mất tổng số tiền đầu tư bao gồm tiền phí mua quyền chọn (Premium) và chi phí giao dịch phát sinh. Nếu Khách hàng có ý định mua các quyền chọn có giá rất xa so với giá thị trường, Khách hàng nên hiểu rằng cơ hội để các quyền chọn này có thể có lợi nhuận cơ bản là rất nhỏ.
(c) Bán quyền chọn nói chung kéo theo rủi ro lớn hơn rất nhiều việc mua quyền chọn. Mặc dù phần Premium (giá thu được khi bán quyền chọn) là cố định, nhưng người bán có thể chịu mức rủi ro lớn hơn nhiều mức này. Người bán đồng thời phải có trách nhiệm nộp bổ sung ký quỹ để giữ vị thế đang nắm giữ nếu thị trường di chuyển không như dự tính. Người bán cũng sẽ phải chịu rủi ro liên quan đến việc người mua sẽ thực hiện quyền chọn và người bán phải có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền chọn bù trừ thanh toán tiền lẫn việc sẽ nhận mua và cung ứng hàng hóa theo yêu cầu. Nếu quyền chọn trên Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, người bán sẽ phải nhận lại vị thế Hợp đồng kỳ hạn đó với yêu cầu ký quỹ. Nếu vị thế này được “covered” (bảo đảm) bởi người bán đang nắm giữ một vị thế tương ứng hoặc Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hoặc quyền chọn khác, mức độ rủi ro sẽ được giảm thiểu. Nếu quyền chọn này không được “covered” (bảo đảm), rủi ro thua lỗ là không có giới hạn.
(d) Một số Sở hàng hóa trong một số phạm vi pháp lý cho phép trả chậm phí mua quyền chọn (Premium), dẫn tới việc người mua phải có trách nhiệm nộp/bổ sung ký quý không vượt quá số tiền thu được từ phí mua quyền chọn Premium. Người mua vẫn phải chịu rủi ro bị mất số tiền Premium và các chi phí giao dịch phát sinh. Khi quyền chọn hết hạn hoặc được thực hiện, người mua sẽ có nghĩa vụ cho bất kỳ khoản tiền mua quyền chọn Premium nào còn tồn đọng chưa thanh toán ở thời điểm đó.
BẢN CÔNG BỐ NÀY KHÔNG THỂ BAO GỒM ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC RỦI RO VÀ KHÍA CẠNH KHÁC CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Tại đây tôi cam kết đã nghiên cứu, hiểu rõ và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về rủi ro có liên quan được nêu trong “Bản công bố thông tin nhận biết rủi ro” của Quý Công ty.