**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương gapup và tăng rất mạnh trong sáng nay

Đậu tương có tuần tăng mạnh nhất từ trước đến nay đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 11, cao hơn 45 cents so với giá đóng cửa tuần trước đó. Tác động chủ yếu đến giá đậu tương trong suốt cả tuần vừa rồi vẫn là tình hình thời tiết tại các khu vực gieo trồng chính cùng với việc mua hàng từ Trung Quốc. Báo cáo Crop Progress tuần trước bắt đầu thể hiện rõ ràng sự ảnh hưởng của thời tiết khô hạn đến mùa vụ đậu tương, khi mà chất lượng tốt – tuyệt vời đã giảm đến 3% xuống dưới mức 70%. Chính vì thế khi NOAA công bố báo cáo Drought Monitor hôm thứ 5, cho thấy mức độ hạn hán còn đang trầm trọng hơn ở các bang sản xuất lớn, đã khiến giá đậu tương tăng vọt trong 2 phiên cuối tuần và vượt qua cả mức kháng cự 950. Sáng nay giá đậu tương tiếp tục có gapup và tăng mạnh ngay sau đó, do lo ngại của thị trường về chất lượng của đậu tương trong báo cáo Tiến độ mùa vụ ngày mai sẽ còn suy giảm. Bên cạnh đấy, thời tiết của Brazil cũng không mấy tích cực, khi các vùng gieo trồng ở khu vực miền trung vẫn chưa hề có mưa trở lại trong thời gian dài. 2 tuần nữa sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn gieo hạt đậu tương niên vụ mới, trong khi các dự báo thời tiết cũng chưa có dấu hiệu nào về việc sớm có mưa trở lại để cải thiện độ ẩm cho đất, cũng sẽ là thông tin giúp giá còn tiếp tục mạnh lên.

Mặc dù tốc độ mua hàng của Trung Quốc đã có phần chững lại trong tuần vừa rồi, nhưng tốc độ mua hàng trong suốt tháng 8 vẫn đang rất ấn tượng. Hiện tại, bán hàng đậu tương niên vụ mới cho Trung Quốc đã vượt quá 13 triệu tấn, và là mức cao kỷ lục của giai đoạn khởi đầu niên vụ. Các nguồn tin thị trường cũng cho thấy Trung Quốc có nhiều động thái chuẩn bị cho việc đẩy mạnh hơn nữa việc mua đậu tương Mỹ trong giai đoạn cuối năm, nhằm đảm bảo thực hiện cam kết đã ký giưa 2 nước hồi đầu năm. Vì thế, Giaodich24 cho rằng đậu tương sẽ sớm quay trở lại mốc 1000 trong thời gian tới.

Việc giá đậu tương mạnh lên đã giúp cho dầu dậu và khô đậu diễn biến cùng chiều trong tuần vừa rồi, với các mức tăng cũng rất mạnh. Dầu đậu tương được hưởng lợi nhiều hơn trong giai đoạn đầu tuần, khi vùng vịnh Mexico của Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Laura, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất dầu thô và giúp giá các loại dầu đi lên. Tuy nhiên việc gặp lực bán lớn ở kháng cự 34 đã khiến giá dầu đậu điều chỉnh lại vào phiên cuối tuần và gián tiếp giúp cho giá khô đậu bật tăng lên sát mức kháng cự 310. Sáng nay thì cả 2 mặt hàng này cũng đều gapup và tăng mạnh theo diễn biến của giá đậu tương. Trong giai đoạn này, nhiều khả năng cả khô đậu và dầu đậu sẽ chịu nhiều tác động của giá đậu tương và ít có diễn biến trái chiều như suốt thời gian vừa rồi.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Năng suất đậu tương qua khảo sát Crop Tour 2020 được Pro Farmer dự báo thấp hơn 1.5% so với USDA trong báo cáo WASDE tháng 8.
  • Trung Quốc đang mua rất nhiều đậu tương Mỹ trong thời gian gần đây, giúp tốc độ xuất khẩu đậu tương cả niên vụ 2019/20 đã vượt kế hoạch của USDA.
  • Các vùng sản xuất lớn tại Mỹ vẫn đang bị hạn hán nghiêm trọng, gây ảnh hướng đáng kể đến quá trình làm đầy hạt của đậu tương.
  • Các vùng chuẩn bị gieo trồng tại Brazil đang thiếu mưa, gây ra nhiều lo ngại về chất lượng mùa vụ.
  • Ép dầu đậu tương tại Mỹ đang gia tăng do tồn kho dầu đậu tương liên tục giảm xuống mức thấp.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ đậu tương 2020/21 của Mỹ được USDA tăng mạnh dự báo trong báo cáo tháng 8 này, do năng suất tăng.
  • Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng diện tích gieo trồng và có thể sẽ đạt sản lượng kỷ lục trong mùa vụ tới.
  • Tồn kho đậu tương của Trung Quốc đang ở mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây do lũ lụt lớn tại miền Nam đang ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ trong nước.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương có thể sẽ tiếp tục duy trì khoảng 950 – 970 nếu không có thêm các đơn hàng từ Trung Quốc trong tối nay. Báo cáo Crop Progress tuần này vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc quyết định xu hướng tăng – giảm của giá đậu tương.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ ở trên mức 310 trong thời gian và chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến của giá đậu tương.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương tạm thời sẽ khó có thể vượt được kháng cự 34, nhưng xác suất để giảm về dưới 33.5 là không cao.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trong vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở trung vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.  

  • Kháng cự: 970 ; 1000.
  • Hỗ trợ: 950 ; 920.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1598861100-4329.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá có gapup nhỏ trong sáng nay và tiếp tục tăng mạnh ngay sau đó.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở trong vùng quá mua.

RSI hướng lên, đang chuẩn bị vào vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 315 ; 320.
  • Hỗ trợ: 310 ; 305.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1598861100-4263.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở trong vùng quá mua.

RSI hướng lên, đang ở trong vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 34.00 ; 35.50
  • Hỗ trợ: 33.50 ; 32.00.

=> Mô hình kĩ thuật đang tiếp tục xu hướng “bullish” trong cả ngắn hạn và trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1598861100-5253.png

Ngô vẫn tiếp tục duy trì được xu hướng tăng rất tốt

Ngô là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất trong nhóm các sản phẩm ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT tuần vừa rồi, với mức tăng hơn 5%. Các tác động đối với giá ngô thời điểm này cũng giống như đậu tương, bao gồm vấn đề thời tiết và việc mua hàng của Trung Quốc. Chất lượng ngô tuần trước đã giảm đến 5% trong báo cáo Crop Progress, trong khi thời tiết tuần vừa rồi không có bất kỳ sự cải thiện nào. NOAA cho biết 96% diện tích bang Iowa đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn, tăng thêm 8% so với tuần trước đó và 66% diện tích bang đang trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng, tăng 11% so với tuần trước đó. Đây cũng là đợt hạn hán nặng nề nhất kể từ năm 2013 đến nay của bang này. Lượng mưa trong 7 – 10 ngày tới được dự báo là không đáng kể tại các bang ở khu vực trung tâm, tiếp tục là thông tin hỗ trợ mạnh nhất cho giá ngô tại thời điểm này.

Tốc độ mua hàng ngô Mỹ của Trung Quốc trong tuần vừa rồi vẫn duy trì ở mức cao với hơn 1 triệu tấn. Lũy kế bán hàng ngô vụ mới cho Trung Quốc tới nay đã đã xấp xỉ 8 triệu tấn, trong khi trong 5 năm gần đây con số này xấp xỉ bằng 0. Tuy nhiên thời tiết tại các vùng trồng ngô ở phía Nam Brazil lại đang tương đối thuận lợi. Tuần trước, CONAB đã đưa ra dự báo sản lượng ngô niên vụ 20/21 của Brazil ở mức kỷ lục 112.9 triệu tấn, so với mức 102.14 triệu tấn trong niên vụ 19/20, nhờ diện tích gieo trồng tăng thêm 7% do nhu cầu mạnh lên, đang là thông tin tiềm ẩn gây áp lực lên giá ngô trong thời gian tới. Tốc độ giải phóng tồn kho ngô của Trung Quốc trong tuần trước cũng đã chững lại, với chỉ gần 90% lượng ngô được mua. Đây là tuần đầu tiên nước này không giải phóng hết lượng ngô dự kiến bán trong 3 tháng qua, cho thấy nhu cầu ngô tại nước này đang yếu đi, ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu mua hàng ngô Mỹ. Vì vậy, nhiều khả năng giá ngô sẽ duy trì khoảng dao động 350 – 370 trong tuần này để chờ các thông tin tác động đến xu hướng rõ ràng hơn

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Năng suất ngô qua khảo sát Crop Tour 2020 thấp hơn 2.4% so với dự báo trước đó của USDA trong báo cáo WASDE tháng 8.
  • Tốc độ xuất khẩu ngô Mỹ cải thiện rất nhiều trong thời gian qua, nhờ lực mua hàng từ Trung Quốc, hiện đã nhanh hơn so với kế hoạch xuất khẩu mà USDA đang đề ra.
  • Mùa vụ ngô tại Ukraina và châu Âu đang đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết khô hạn.
  • Diện tích gieo trồng ngô của Argentina niên vụ tới dự kiến sẽ thấp hơn 1.6% so với niên vụ trước.
  • Thời tiết các vùng trồng ngô vụ 1 của Brazil đang thiếu mưa trước giai đoạn chuẩn bị gieo trồng.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ 2020/21 cao hơn nhiều so với tháng 7 và tăng mạnh so với niên vụ trước.
  • Brazil dự kiến sẽ vẫn đạt sản lượng ngô kỷ lục trong mùa vụ tới, sẽ cạnh tranh với xuất khẩu của ngô Mỹ.
  • Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung không tác động trực tiếp, nhưng cũng sẽ là thông tin “bearish” đối với ngô.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá có thể sẽ tiếp tục tiến về mức 370 trong vài ngày tới, tuy nhiên xác suất để vượt được mức kháng cự này trong 2,3 phiên tới là không cao.  

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá đang tiếp tục tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trong vùng quá mua.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 370 ; 400.
  • Hỗ trợ: 350 ; 320.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1598861222-3768.png

Lúa mỳ vẫn đang giằng cọ mạnh ở mức kháng cự 550

Lúa mỳ đóng của tuần trước ngay sát dưới mức kháng cự mạnh 550, sau phiên điều chỉnh nhẹ cuối tuần trước. Giá lúa mỳ hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của các nước nhập khẩu chính. Bấp chất việc chất lượng lúa mỳ Mỹ đã gia tăng trong thời gian gần đây, giá lúa mỳ vẫn tiếp tục mạnh lên trong cả tuần vừa rồi nhờ việc Jordan, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đồng loạt mua hàng. Agritel dự báo xuất khẩu lúa mỳ mềm niên vụ 2020/21 của Pháp sẽ chỉ đạt 13 triệu tấn, giảm 37.8% so với 20.9 triệu tấn đã xuất khẩu trong niên vụ trước, trong đó xuất khẩu ra ngoài khu vực liên minh châu Âu dự kiến sẽ giảm hơn 1 nửa so với mức kỷ lục 13.5 triệu tấn của năm ngoái. Việc thiếu hụt nguồn cung lúa mỳ từ châu Âu sẽ giúp cho các nước nhập khẩu phải tìm kiếm các nguồn hàng thay thế, qua đó hỗ trợ cho lúa mỳ của Mỹ, trong bối cảnh sản lượng của các nước sản xuất lớn khác như Nga, Ukraina và Kazakhstan cũng bị giảm đáng kể trong năm nay.

Tuy nhiên, các thông tin trên vốn đã phản ánh vào giá trong cả giai đoạn vừa qua và hiện tại không còn tác động đáng kể trong tuần này. Và khi các yếu tố cơ bản không quá mạnh, thì lúa mỳ luôn là mặt hàng chịu tác động nhiều nhất từ phân tích kĩ thuật trên sàn CBOT. Do đó, giá lúa mỳ đang giằng co mạnh quanh ngưỡng 550 và chưa có một xu hướng rõ ràng. Vì thế diễn biến của lúa mỳ trong 1,2 phiên tới nhiều khả năng sẽ quyết định xu hướng của tuần này. Vượt lên được trên mức 550 thì lúa mỳ có thể hướng đến mức 570, tuy nhiên nếu giảm ngược trở lại thì nhiều khả năng giá sẽ duy trì khoảng dao dộng 530 – 550 đến hết tuần.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tại Mỹ, xuất khẩu lúa mỳ được tăng dự báo dẫn đến tồn kho 2020/21 giảm trong báo cáo WASDE tháng 8.
  • Sản lượng lúa mỳ Argentina, châu Âu và Kazakhstan bị giảm dự báo do thời tiết hạn hán, đặc biệt là ở các nước châu Âu.
  • Ukraina đã áp hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 20/21 ở mức 17.5 triệu tấn.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới vẫn ở mức cao trong lịch sử, có thể đạt kỷ lục trong năm nay.
  • Sản lượng lúa mỳ Úc và Ấn Độ dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay. Đặc biệt là Úc sẽ hồi phục trở lại sau 3 năm hạn hán liên tiếp trước đó.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ nhiều khả năng sẽ giằng co mạnh trong phiên hôm nay và đóng cửa với mức thay đổi không đáng kể.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang tăng trở lại trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trong vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 555 ; 570.
  • Hỗ trợ: 540 ; 520.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1598861259-9282.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***