**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương vẫn đang giằng co quanh vùng giá tâm lý 900

Đậu tương và khô đậu đóng cửa tăng trong tuần trước, trong khi dầu đậu tương đóng cửa giảm nhẹ. Tuy nhiên, giá đậu tương và khô đậu tương đều ở dưới các mức kháng cự quan trọng là 900 và 300 nên tín hiệu “bullish” về mặt kĩ thuật chưa thực sự rõ ràng. Sang đến đầu tuần này, giá vẫn chỉ giằng co ở dưới các mức tâm lý này nên càng không có các tín hiệu mua vào ở thời điểm này. Chỉ khi nào đậu tương vượt xa 900, phải vượt được mức 910, thì mới có được lực mua mạnh hơn và kéo các mặt hàng phụ phẩm như khô đậu tương và dầu đậu tương tăng theo.

Trong tuần này, các thông tin về chiến trang thương mại Mỹ – Trung sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong xu hướng giá thị trường. Hiện nay, Trung Quốc đã đóng cửa lãnh sự quán tại Houston và Mỹ cũng đóng cửa lãnh sự quán ở Thành Đô, là động thái căng thẳng nhất giữa hai quốc gia này trong suốt thời gian dài vừa qua. Bất kỳ sự gia tăng căng thẳng nào cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh thương mại và tác động “bearish” đến thị trường đậu tương. Trong thời gian từ đầu tháng 7 tới nay, Trung Quốc đã mua rất nhiều đậu tương Mỹ, nên việc ngừng mua hàng có thể khiến thị trường mất đi lực đỡ và việc vượt 900 sẽ trở nên bất khả thi.

Tuy nhiên, dựa vào mô hình kĩ thuật đang “bullish” và nhận định Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm có các cuộc đàm phán nhằm giải quyết căng thẳng trong bối cảnh cả 2 nước đều kiệt quệ sau đại dịch Covid-19, nên Giaodich24 vẫn nhận định giá đậu tương và khô đậu tương có thể sẽ có xu hướng tăng trong trung – dài hạn, có thể tăng ngay trong giai đoạn đầu tháng 8. Đối với khô đậu tương, mức tăng có nhiều hay không sẽ còn phụ thuộc vào dầu đậu tương, khi giá dầu đậu tương đang chịu tác động rất phức tạp từ cả giá dầu thô và thị trường dầu thực vật.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 dù ở mức cao trong lịch sử, nhưng vẫn giảm mạnh so với năm ngoái. Tồn kho cuối vụ 2020/21 tiếp tục giảm so với niên vụ trước.
  • Hạn hán tại Mỹ vẫn đang gây ra nhiều lo ngại về chất lượng và năng suất đậu tương.
  • Nguồn cung đậu tương eo hẹp tại Nam Mỹ sau khi các Brazil và Argentina đã đẩy mạnh xuất khẩu quá mức trong nửa đầu năm 2020.
  • Dollar Index giảm khiến đồng Real Brazil mạnh lên, hạn chế lực bán của nông dân nước này.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ đậu tương 2019/20 và cả 2020/21 vẫn ở mức cao hơn trung bình trong lịch sử.
  • Lo ngại dịch tả heo châu Phi sẽ bùng phát trở lại sau lũ lụt ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng TĂCN của nước này.
  • Lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn rất lớn và nếu căng thẳng hơn, Trung Quốc ngừng mua nông sản Mỹ, sẽ là tin rất xấu đối với giá đậu tương.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang “bullish” trong ngắn hạn, nhưng sẽ chưa vượt được mức 900 trong phiên hôm nay. Đậu tương phải vượt 910 để có tín hiệu mua vào mạnh hơn.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ chỉ tăng vượt 300 nếu đậu tương vượt mức kháng cự 910. Giá vẫn ngược chiều với dầu đậu tương.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương sẽ ở dưới 31 nếu dầu thô không có mức tăng đột phá. Dầu đậu tương có thể giao dịch với khoảng hẹp 29.50 – 31.00

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá giằng co ở dưới 900.

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở trên mức trung bình.

RSI hướng xuống, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng bó hẹp.  

  • Kháng cự: 900 ; 925.
  • Hỗ trợ: 880 ; 860.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” khá rõ ràng trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595838591-1887.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở dưới mức trung bình.

RSI hướng xuống, đang ở trên mức trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng rất rộng.

  • Kháng cự: 300 ; 310.
  • Hỗ trợ: 290 ; 280.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” nhẹ trong ngắn hạn nhưng sẽ có kháng cự mạnh ở mức 300.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595838591-1808.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở trên trung bình.

RSI hướng xuống, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 31.00 ; 32.50.
  • Hỗ trợ: 29.50 ; 28.00.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bearish” nhẹ sau khi gặp phải kháng cự ở mức 31.00

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595838591-23.png

Ngô sẽ không bị giảm dưới mức hỗ trợ 330 quan trọng

Ngô đóng cửa tuần trước trong sắc đỏ, với mức giảm của các hợp đồng tháng gần nhiều hơn so với các hợp đồng tháng xa. Ngô liên tục chịu lực bán lớn, nhưng hỗ trợ 330 là vùng hỗ trợ thực sự cứng và đã chặn được các đà giảm mạnh này. Ngô có thể sẽ chưa đảo chiều được ngay, nhưng ít nhất cũng sẽ chỉ giằng co trong khoảng 330 – 340 chứ khó giảm được nhiều hơn.

Giá basis của ngô Brazil cho hàng giao tháng 9 đã tăng vọt trong ngày hôm qua, lên mức 110 cents cao hơn giá CBOT tháng 9. Vấn đề hiện nay là nông dân Brazil đang không muốn bán hàng ngô giao ngay bởi nông dân Brazil đang không gặp phải các vấn đề về tài chính và họ đang muốn nắm giữ ngô để chờ đợi các giá bán tốt hơn. Điều này dẫn đến sự khan hiếm nguồn cung trên thị trường nội địa và đẩy giá basis lên cao hơn. Giá ngô nội địa tại Brazil ổn định trong suốt tháng 7, chỉ giảm nhẹ từ 49.51 Real/bao 60kg, xuống còn 48.83 Real/bao. Nhưng biến động của tỉ giá USD/BRL là nguyên nhân hỗ trợ giá FOB xuất khẩu khi được niêm yết theo đồng Dollar Mỹ. Theo dữ liệu từ hãng tàu Williams, từ giờ đến cuối tháng 8 đã có 6.5 triệu tấn ngô sẽ có kế hoạch lên tàu xuất khẩu.

Trong tuần này, thời tiết sẽ là yếu tố tác động đến giá ngô, và báo cáo Crop Progress rạng sáng mai của USDA có thể cũng sẽ quyết định xu hướng tăng – giảm của thị trường trong vài ngày sau đó. Hạn hán có chiều hướng giảm bớt ở phía tây Midwest , nhưng các bang ở trung tâm và phía đông như Iowa, Indiana và Ohio đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng hơn. Vì thế, Giaodich24 vẫn đang duy trì nhận định “bullish” đối với ngô dựa vào diện tích gieo trồng giảm 5% và chất lượng mùa vụ thấp hơn so với các kỳ vọng ban đầu.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 có 3 năm giảm liên tiếp. Tồn kho cuối vụ 2020/21 vừa bị giảm mạnh trong báo cáo tháng 7 do diện tích gieo trồng bị giảm 5% so với báo cáo trước của USDA.
  • Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.
  • Hạn hán tại Midwest vẫn đang gây ra nhiều lo ngại năng suất ngô Mỹ sẽ thấp hơn so với các kỳ vọng ban đầu.
  • Tốc độ xuất khẩu ngô Mỹ cải thiện rất nhiều trong thời gian qua, nhờ lực mua hàng từ Trung Quốc.
  • Các mùa vụ ngô tại Brazil, Argentina, châu Âu và biển Đen đều đang có nhiều lo ngại sẽ bị giảm sản lượng do thời tiết hạn hán.
  • Dollar Index giảm nhẹ cũng có hỗ trợ đối với giá ngô Mỹ.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ 2020/21 thực tế không bị giảm nhiều như kỳ vọng bởi tồn kho 2019/20 tăng lên. Nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol bị giảm đi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
  • Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung không tác động trực tiếp, nhưng cũng sẽ là thông tin “bearish” đối với ngô.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá sẽ không giảm được dưới mức hỗ trợ 330 với mức đáy trên biểu đồ ở vùng 325. Dù chưa thể đảo chiều tăng một cách rõ ràng, thì ngô sẽ vẫn duy trì trong khoảng giao dịch 330 – 340 trong tuần này.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá gapdown nhỏ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF đi ngang, đang ở dưới mức quá bán.

RSI đi ngang, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 350 ; 370.
  • Hỗ trợ: 330 ; 315.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bearish” nhưng hỗ trợ rất cứng ở vùng 330 có thể chặn được đà giảm này.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595838675-4162.png

Lúa mỳ sẽ chưa vượt được kháng cự 550 trong ngắn hạn

Lúa mỳ đóng cửa tăng nhẹ trong tuần trước nhưng giá vẫn hoàn toàn ở trong khoảng giao dịch lớn 500 – 550 và ở giữa khoảng này nên các bước lên xuống này cũng không có nhiều ý nghĩa về mặt xu hướng. Trong ngắn hạn, lúa mỳ đang đi theo 1 trendline tăng, nhưng trong trung và dài hạn, giá hoàn toàn ở trong 1 channel giảm, nên khả năng vượt 550 của lúa mỳ đang bị Giaocih24 đánh giá thấp. Thay vào đó, giá sẽ tiếp tục giằng co ở giữa khoảng 500 – 550 trong tuần này, có thể là vùng giá từ 520 – 540. Biên độ giao dịch hàng ngày sẽ thu hẹp dần lại, không còn rộng như 1 – 2 tuần trở lại đây.

Tác động của sự mất giá của đồng Dollar Mỹ đang được nhìn thấy rõ ràng nhất trên thị trường lúa mỳ khi có khiều lực mua hỗ trợ đối với mặt hàng này. Đây là điều vẫn thường diễn ra trong lịch sử, bởi trong giỏ tiền tệ Dollar Index, Canada và EU đều là các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu lúa mỳ của Mỹ. Đó là còn chưa kể đồng Dollar Úc, cũng là đồng tiền tạo ra tương quan xuất khẩu giữa lúa mỳ Úc và lúa mỳ Hard Red Winter của Mỹ. Vì thế, nếu đồng Dollar Mỹ tiếp tục trượt giá khi vàng đã lên mức cao nhất lịch sử, lúa mỳ có thể sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn trong phiên tối.

Cơn bão Hanna đổ bộ vào Texas có vẻ như đã không gây ra nhiều thiệt hại đối với lúa mỳ vụ đông tại bang này. Một phần do bão không tập trung vào các vùng sản xuất lúa mỳ chính của bang Texas, một phần cũng vì thu hoạch tại bang này đã gần xong và diện tích còn lại sẽ không ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch trên cả nước nói chung.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông của Mỹ trong năm 2020 dự báo sẽ ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.
  • Hạn hán tại các vùng trồng lúa mỳ tại Mỹ vẫn ở mức nghiêm trọng. Trong đó, đáng chú ý là lúa mỳ vụ xuân ở North Dakota và khu vực phía tây bắc vẫn còn đang thu hoạch lúa mỳ vụ đông.
  • Chất lượng lúa mỳ vụ xuân tại Mỹ có nhiều lo ngại sẽ bị giảm trong thời gian tới.
  • Sản lượng lúa mỳ tại châu Âu, biển Đen và Argentina đều có xu hướng bị giảm dự báo trong thời gian gần đây.
  • Dollar Index giảm mạnh hỗ trợ giá lúa mỳ.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử. Tồn kho 2020/21 được USDA tăng trong báo cáo tháng 7.
  • Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang ở mức cao trong lịch sử, có thể đạt kỷ lục trong năm nay.
  • Nga và Ukraina chưa áp dụng các hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ như năm ngoái.
  • Sản lượng lúa mỳ Úc và Ấn Độ dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay. Đặc biệt là Úc sẽ hồi phục trở lại sau 3 năm hạn hán liên tiếp trước đó.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá sẽ ở trong khoảng giao dịch lớn 500 – 550 trong vài tuần tới. Trong tuần này, lúa mỳ có thể sẽ ở nửa trên của khoảng, có thể là từ 520 – 540. Giao dịch giằng co và chủ yếu đi ngang.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở gần mức quá mua.

RSI hướng xuống, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 550 ; 570.
  • Hỗ trợ: 525 ; 500.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” trong ngắn hạn nhưng ở trong channel giảm trong trung – dài hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595838718-7243.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***