**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương và khô đậu tương vượt qua các mốc 900 và 300

Đậu tương tăng mạnh trong tuần trước, với mức tăng gần 4%, nhưng hợp đồng tháng 11 đóng cửa ở dưới mức kháng cực tâm lý 900. Giá xuất hiện gapup và tăng vượt qua mức kháng cự này trong phiên sáng nay, tạo ra tín hiệu “bullish” về mặt kĩ thuật. Kịch bản tương tự cũng diễn ra trên thị trường khô đậu tương khi giá vượt qua mức kháng cự ở vùng giá 300. Trong ngắn hạn, thị trường dầu đậu tương đang bị tách biệt với hai mặt hàng còn lại do chịu tác động từ giá dầu thực vật nói chung và dầu cọ nói riêng. Vì thế, Giaodich24 cho rằng đậu tương và khô đậu tương sẽ là hai mặt hàng đi cùng chiều với nhau trong ngắn hạn.

Báo cáo Cung – cầu tháng 8 của USDA không hẳn là nguyên nhân của xu hướng tăng mạnh này bởi các số liệu về năng suất và sản lượng đều cao hơn so với dự đoán trung bình của thị trường, dẫn đến tồn kho cuối niên vụ 2020/21 cao hơn so với báo cáo tháng 7 của tổ chức này. Về lý thuyết, đây thậm chí là số liệu “bearish”, nhưng do đã nằm trong dự đoán và phần nào được phản ánh vào giá nên không tạo ra lực bán sau báo cáo. Các số liệu đáng chú ý khác trong báo cáo như tăng xuất khẩu Brazil và Argentina, trong khi tăng mạnh nhập khẩu của Trung Quốc thêm 3 triệu tấn không phải thông tin quá quan trọng.

Trong cả tuần trước, Trung Quốc đã liên tục mua đậu tương Mỹ và hiện đang có 8 ngày mua hàng liên tiếp trong các báo cáo Daily Export Sales. Kết hợp với số liệu bán hàng 2020/21 rất tốt trong báo cáo Export Sales hàng tuần, là một trong những nguyên nhân chính khiến giá tăng mạnh. Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh tốc độ thực hiện cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và dự kiến sẽ tiếp tục có các hợp đồng bán hàng lớn trong thời gian tới.

Vào cuối tuần này, thông tin các vùng sản xuất lớn tại Midwest bị thiệt hại nặng hơn dự kiến, đang là yếu tố hỗ trợ giá rất mạnh, có thể sẽ khiến đậu tương và các mặt hàng liên quan tăng mạnh trong tuần này.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Cơn bão Derecho quét qua khu vực Midwest đầu tuần trước gây thiệt hại nặng nề đến mùa vụ đậu tương. Thông kê thiệt hại đang nhiều hơn các dự kiến ban đầu.
  • Trung Quốc đang mua rất nhiều đậu tương Mỹ trong thời gian gần đây, giúp tốc độ xuất khẩu đậu tương cả niên vụ 2019/20 và 2020/21 đều tăng và đuổi kịp tiến độ kế hoạch của USDA.
  • Mặc dù chất lượng liên tục tăng trong báo cáo Crop Progress, nhưng các vùng sản xuất lớn tại Mỹ vẫn đang bị hạn hán rất nghiêm trọng.
  • Việc đồng Real Brazil tăng giá so với Dollar Mỹ, sẽ hạn chế lực bán của nông dân nước này.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ đậu tương 2020/21 của Mỹ được USDA tăng mạnh dự báo trong báo cáo tháng 8 này, do năng suất tăng mạnh.
  • Chất lượng mùa vụ đậu tương Mỹ liên tục được tăng trong các báo cáo Crop Progress, trái ngược với các lo ngại về hạn hán trước đó.
  • Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng diện tích gieo trồng và sẽ đạt sản lượng kỷ lục trong mùa vụ tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá sẽ duy trì ở cao trên mức 900 trong ngắn hạn, ít nhất cũng sẽ vượt 910 và hoàn toàn có thể chạm 920 trong vài phiên tới.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ đi theo đậu tương trong tuần trước, và sẽ duy trì ở trên mức 300 trong vài phiên tới.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương sẽ trái chiều với khô đậu tương nếu đậu tương tăng nhẹ, còn sẽ vẫn bị kéo theo bởi đậu tương nếu thị trường tăng mạnh hơn.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá gapup và tiếp tục tăng trong sáng nay

MACD đang hướng lên, ở dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở vùng quá mua.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.  

  • Kháng cự: 910 ; 925.
  • Hỗ trợ: 900 ; 880.

=> Mô hình kĩ thuật đang quay lại xu hướng “bullish” trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597654263-9137.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá vẫn đang bị cản lại ở ngưỡng kháng cự 300.

MACD đang hướng lên, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng lên, vừa đi vào vùng quá mua.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 300 ; 310.
  • Hỗ trợ: 285 ; 275.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597654264-4449.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở trên trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 32.00 ; 33.20
  • Hỗ trợ: 29.50 ; 28.00.

=> Mô hình kĩ thuật đang tiếp tục xu hướng “bullish” trong trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597654264-6695.png

Ngô đang tiếp tục tăng do lo ngại về thiệt hại của những cơn bão

Ngô đóng cửa tuần trước với mức tăng mạnh nhất trong nhóm nông sản và đang tiếp tục tăng thêm sau gapup sáng nay. Giá ngô liên tục vượt qua các mức 330 và 340 khiến mô hình kĩ thuật trở nên “bullish” rõ ràng trên các biểu đồ kĩ thuật. Thiệt hại bởi cơn bão Derecho ảnh hưởng nặng nề đến mùa vụ ngô hơn so với đậu tương, và cũng cao hơn so với các nhận định ban đầu, khi mà riêng ở bang Iowa đã có đến 8.18 triệu mẫu ngô bị tàn phá. Đây là nguyên nhân chính khiến giá ngô tăng mạnh vào cuối tuần trước và tiếp tục tăng trong sáng nay.

Dự báo thời tiết trong 10 ngày tới ở khu vực Midwest cho thấy lượng mưa thấp hơn từ 30 – 40% so với thông thường. Rất nhiều các khu vực tại phía tây Midwest như North Dakota và Nebraska đều đang ở trong điều kiện khô hạn nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến giai đoạn làm đầy hạt cuối cùng trước khi thu hoạch của mùa vụ ngô năm nay. Cũng trong tuần trước, một cơ quan chuyên cung cấp về bảo hiểm nông nghiệp của USDA là Farm Service Agency (FSA) đã đưa ra ước tính ban đầu về diện tích gieo trồng năm nay. Trong đó, diện tích gieo trồng ngô của FSA thấp hơn đến hơn 10 triệu mẫu so với báo cáo hồi tháng 6 của NASS. Mặc dù số liệu của FSA hàng năm đều thấp hơn do không phải nông dân nào cũng mua bảo hiểm, nhưng việc thấp đột biến cũng có tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường, khiến cho giá ngô nhận được nhiều sự hỗ trợ. Vì thế, Giaodich24 cho rằng nhiều khả năng ngô vẫn có thể tiếp tục tăng trong tuần này.

Tuần này, thị trường sẽ tập trung toàn bộ sự chú ý đến cuộc khảo sát mùa vụ do Pro Farmer Journal tổ chức. Đây là cuộc khảo sát hàng năm và thường có tác động rất lớn tới thị trường, bởi sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn thực tế hơn về năng suất thu hoạch trong năm nay.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Cơn bão Derecho quét qua khu vực Midwest đầu tuần trước gây thiệt hại nặng nề đến mùa vụ ngô hơn so với đậu tương và có thể ảnh hưởng lớn tới năng suất thu hoạch.
  • Diện tích gieo trồng ngô Mỹ bị giảm 5% so với các kỳ vọng ban đầu của USDA và thậm chí có thể bị giảm mạnh hơn, theo số liệu từ FSA.
  • Tốc độ xuất khẩu ngô Mỹ cải thiện rất nhiều trong thời gian qua, nhờ lực mua hàng từ Trung Quốc, hiện đã nhanh hơn so với kế hoạch xuất khẩu mà USDA đang đề ra.
  • Mùa vụ ngô tại Ukraina và châu Âu đang có một số lo ngại.
  • Dollar Index giảm nhẹ cũng có hỗ trợ đối với giá ngô Mỹ.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ 2020/21 cao hơn nhiều so với tháng 7 và tăng mạnh so với niên vụ trước.
  • Brazil dự kiến sẽ vẫn đạt sản lượng ngô kỷ lục trong mùa vụ tới, sẽ cạnh tranh với xuất khẩu của ngô Mỹ.
  • Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung không tác động trực tiếp, nhưng cũng sẽ là thông tin “bearish” đối với ngô.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài ngày tới và hoàn toàn có thể test lại kháng cự ở vùng giá 350. Sau đó, lực bán có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá có gapup và tiếp tục tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng lên, nằm trong vùng quá mua.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 350 ; 360.
  • Hỗ trợ: 330 ; 320.

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597654301-4688.png

Lúa mỳ tăng vượt 500 và tạo ra tín hiệu “bullish” về mặt kĩ thuật

Lúa mỳ đóng cửa tuần trước với mức tăng chưa đến 1% và ở ngay mức hỗ trợ tâm lý 500. Do đó xu hướng của 1, 2 phiên đầu tuần có thể quyết định đến xu hướng chính của lúa mỳ trong thời gian tới. Giá lúa mỳ không chịu tác động quá nhiều bởi báo cáo Cung – cầu thế giới tháng này do sự phân bố rộng rãi, khiến sản lượng của lúa mỳ giảm ở 1 số khu vực lại được bù đắp bởi các mức tăng của các khu vực khác. Mặc dù điều kiện thời tiết bất lợi, nhưng USDA tiếp tục tăng dự báo sản lượng lúa mỳ niên vụ 2020/21 trong báo cáo WASDE tháng 8, đã khiến giá lúa mỳ duy trì ở vùng thấp suốt đầu tuần trước.

Tuy nhiên, việc giá yếu đi đã khiến cho các buyer lớn trên thế giới bắt đầu tiến hành mua hàng. GASC của Ai Cập trong tuần vừa rồi đã liên tiếp mua lúa mỳ của Nga với tổng khối lượng lên đến 535,000 tấn. Qua đó cho thấy việc những người mua đã hài lòng với vùng giá thấp hiện tại và giá khó có thể giảm hơn nữa. Điều này cũng thể hiện ở việc giá lúa mỳ đang tiếp tục tăng mạnh sau khi mở cửa phiên sáng nay. Thời tiết tại các khu vực gieo trồng lúa mỳ vụ xuân được đánh giá là không thuận lợi trong cuối tuần trước và trong vài ngày tới. Vì thế, Giaodich24 cho rằng giá lúa mỳ sẽ có xác suất tăng nhiều hơn trong tuần này.

Sản lượng lúa mỳ Nga tăng hay giảm trong các báo cáo của IKAR và SovEcon trong thời gian gần đây thường có tác động rất rõ ràng đối với lúa mỳ và nếu có sự đột biến trong báo cáo tuần này, lúa mỳ có thể sẽ tiếp tục tăng – giảm theo thông tin này.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tại Mỹ, xuất khẩu lúa mỳ được tăng dự báo dẫn đến tồn kho 2020/21 giảm trong báo cáo WASDE tháng 8.
  • Các vùng trồng nhiều lúa mỳ vẫn đang ở trong khung thời tiết hạn hán đáng báo động, đặc biệt là lúa mỳ vụ xuân ở North Dakota. Chất lượng bị giảm mạnh trong các báo cáo gần đây.
  • Sản lượng lúa mỳ Argentina, châu Âu và Kazakhstan bị giảm dự báo do thời tiết hạn hán, đặc biệt là ở các nước châu Âu.
  • Dollar Index giảm mạnh hỗ trợ giá lúa mỳ đi lên.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới vẫn ở mức cao trong lịch sử, có thể đạt kỷ lục trong năm nay.
  • Nga và Ukraina chưa áp dụng các hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ như năm ngoái. Sản lượng 2 nước trên cũng được tăng dự báo trong báo cáo WASDE tháng 8.
  • Sản lượng lúa mỳ Úc và Ấn Độ dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay. Đặc biệt là Úc sẽ hồi phục trở lại sau 3 năm hạn hán liên tiếp trước đó.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá đã vượt ngưỡng kháng cự tâm lý và kỹ thuật 500, vì thế lực mua theo phân tích kĩ thuật cùng với xu hướng tăng chung của các mặt hàng khác trên sàn CBOT có thể sẽ hỗ trợ giá lúa mỳ đi lên.

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá tiếp tục tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF đang hướng lên, vừa ra khỏi vùng quá bán.

RSI hướng lên, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang hướng xuống với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 525 ; 550.
  • Hỗ trợ: 500 ; 475.

=> Mô hình kĩ thuật đang có nhịp hồi trên kênh xu hướng “bearish” trong trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597654343-5724.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***