**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương và dầu đậu đều tăng mạnh trong sáng nay

Đậu tương đóng cửa ngày thứ 6 với phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay. Trong vòng 1 tháng qua, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 đã tăng tới 14%, và nếu so sánh trên biểu đồ tháng liền kề thì giá đậu tương đang ở mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2018 đến nay. Trong báo cáo cáo WASDE tháng 9, các số liệu về năng suất và sản lượng dù giảm mạnh so với tháng 8 nhưng đúng như dự đoán trước đó của thị trường nên không phải là nguyên nhân chính khiến giá đậu tương vọt lên trong cuối tuần trước. Thay vào đó, số liệu xuất khẩu đậu tương trong báo Export Sales tuần vừa rồi đạt 3.16 triệu tấn, tăng mạnh đến 79% so với tuần trước đó, mới là động lực chính của mức tăng trên. Mặc dù USDA chưa hề điều chỉnh dự báo xuất khẩu đậu tương 20/21 của Mỹ nhưng các số liệu bán hàng tích cực trong suốt thời gian qua cho khiến thị trường kỳ vọng vào việc tồn kho đậu tương sẽ còn có thể giảm sâu hơn trong các báo cáo sắp tới. Trong khi đó, tồn kho đậu tương thế giới cuối vụ 20/21 được giảm dự báo đi 2 triệu tấn. Mặc dù tồn kho Mỹ giảm đến 4 triệu tấn nhưng sản lượng tại Brazil được nâng từ 131 lên 133 triệu tấn. Tổng sản lượng đậu tương toàn cầu năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái đến hơn 10%, trong khi nhu cầu chưa có dấu hiệu sẽ tăng nhiều như vậy, sẽ là yếu tố tiềm ẩn cản trở mức tăng của đậu tương trong thời gian tới.

Sau khi mở cửa đầu tuần này, đậu tương vẫn đang tiếp tục tăng mạnh nhờ tác động kéo dài từ báo cáo WASDE tháng 9, cùng lực mua kỹ thuật sau khi giá vượt mức 1000. Thời tiết tại Midwest trong tuần này được dự báo sẽ không có mưa, với nhiệt độ lạnh hơn vào cuối tuần, làm tăng khả năng sương giá sẽ xuất hiện sớm. Vì thế, Giaodich24 cho rằng đậu tương vẫn sẽ còn giữ xu hướng tăng trong một vài phiên tới.

Dầu đậu tương và khô đậu tương không còn trái chiều nhau trong tuần vừa rồi do lực kéo từ giá đậu tương. Tuy nhiên trong sáng nay, việc dầu đậu tương tăng vọt, vượt qua cả mức kháng cự cứng 34.00 đang khiến đà tăng của khô đậu chậm lại. Việc thiếu hụt lao động trầm trọng trong giai đoạn thu hoạch hạt cọ dầu sắp tới tại Malaysia do ảnh hưởng từ dịch bệnh, khiến sản lượng dầu cọ được dự đoán sẽ giảm mạnh trong tháng này, đang là yếu tố khiến giá dầu cọ tăng rất mạnh. Kết hợp với giá dầu đậu tương sau khi phá vỡ mô hình tam giac theo hướng lên trên đang khiến lực mua áp đảo. Nhiều khả năng giá dầu đậu tương sẽ còn hướng tới mức kháng cự 35 trong thời gian tới, và nếu vậy sẽ giữ giá khô đậu trong khoảng 320 – 330 nếu giá đậu tương không còn biến động quá mạnh.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho cuối vụ đậu tương 2020/21 của Mỹ giảm mạnh 150 triệu giạ trong báo cáo WASDE tháng 9 xuống còn 460 triệu giạ.
  • Lo ngại sương giá đến sớm sẽ gây thiệt hại đối với mùa vụ đậu tương chuẩn bị thu hoạch tại Mỹ.
  • Trung Quốc vẫn tiếp tục mua nhiều đậu tương Mỹ trong thời gian gần đây.
  • Thời tiết các vùng chuẩn bị gieo trồng tại Brazil vẫn chưa có mưa, gây lo ngại về tiến độ mùa vụ sắp tới và có thể ảnh hưởng tới sản lượng sau này.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Sản lượng đậu tương của Brazil niên vụ 20/21 được nâng thêm 2 triệu tấn lên mức kỷ lục 133 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 9.
  • Tồn kho đậu tương của Trung Quốc đang ở mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2019 do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm trong khi tốc độ hàng cập cảng lại tăng.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương đang có nhiều yếu tố tăng điểm hơn, nên giá sẽ  duy trì ở trên mức 1000 trong tuần này. Tuy nhiên kháng cự ở vùng 1020 có thể chặn được đà tăng này và giá sẽ có điều chỉnh nhẹ
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ chủ yếu giằng co trong khoảng 320 – 330 để chờ xu hướng rõ ràng của giá đậu tương.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương hiện tại đang hướng về mức kháng cự 35.00 và có thể sẽ duy trì trên mức 34.00 trong tuần này.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trong vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở trong vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.  

  • Kháng cự: 1020 ; 1050.
  • Hỗ trợ: 980 ; 950.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/pp-1600073353-2681.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trong vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở trong vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 330 ; 350.
  • Hỗ trợ: 320 ; 300.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/pp-1600073353-2809.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang tăng rất mạnh trong sáng nay

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, vừa vào vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, vừa vào vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 35.00 ; 36.40
  • Hỗ trợ: 34.00 ; 33.20

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh sau khi vượt lên cạnh trên của mô hình tam giác.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/pp-1600073353-3816.png

Ngô đang giằng co mạnh quanh mức kháng cự 370

Ngô là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất trong tuần trước, cũng chủ yếu do tác động từ báo cáo Cung – cầu thế giới tháng 9. Năng suất ngô giảm từ 181.8 giạ/mẫu xuống còn 178.5 giạ/mẫu đúng như dự đoán trước đó của thị trường, tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, diện tích thu hoạch của ngô đã bị giảm 0.5 triệu mẫu trong báo cáo này, điều không thường thấy ở thời điểm này trong các năm trước. Số diện tích mất trắng này nằm toàn bộ ở bang Iowa do tác động của cơn bão Derecho gây ra hồi đầu tháng 8. Vì thế thị trường lo ngại rằng, năng suất ngô sẽ còn tiếp tục giảm thêm trong các báo cáo tới vì thời tiết không có cải thiện nào đáng kể trong suốt thời gian qua. Mặc dù sản lượng giảm mạnh, tồn kho ngô cuối vụ 20/21 lại không xuống thấp như dự đoán, do nhu cầu ngô cho sản xuất TĂCN và sản xuất Ethanol tại Mỹ cũng được dự báo giảm, khiến đây trở thành yếu tố cản trở đà tăng của giá ngô

Tồn kho ngô thế giới cuối vụ 20/21 cũng được hạ dự báo xuống mức 306.8 triệu tấn, thấp hơn đến gần 11 triệu tấn so với báo cáo hồi tháng 8, chủ yếu do nguồn cung giảm tại Mỹ, Ukraina và EU. Sản lượng ngô tại Brazil niên vụ tới được dự báo sẽ tăng thêm 3 triệu tấn lên mức 110 triệu tấn, cũng không bù lại được mức giảm mạnh từ các nước trên. Do đó, đây là các yếu tố hỗ trợ giá ngô đang tiếp tục mạnh lên trong giai đoạn đầu tuần này. Còn một điều đáng lưu ý khác trong báo cáo Cung – cầu lần này là các số liệu nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong niên vụ tới vẫn chưa hề được điều chỉnh, dù doanh số bán hàng ngô Mỹ cho Trung Quốc đã vượt qua con số 7 triệu tấn. Nên thị trường đang kỳ vọng vào việc tồn kho ngô sẽ còn tiếp tục giảm trong các báo cáo tới.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho ngô Mỹ và thế giới cuối niên vụ 2020/21 giảm mạnh trong báo cáo WASDE.
  • Năng suất và sản lượng ngô Mỹ giảm mạnh trong báo cáo WASDE tháng 9
  • Diện tích thu hoạch ngô bị giảm trong báo cáo WASDE do tác động từ bão, dẫn đến các lo ngại thiệt hại từ bão tại Midwest sẽ lớn hơn so với các nhận định trước đó
  • Tốc độ xuất khẩu ngô Mỹ cải thiện rất nhiều trong thời gian qua, nhờ lực mua hàng từ Trung Quốc.
  • Sản lượng ngô tại Ukraina và EU bị giảm trong báo cáo WADE do ảnh hưởng bởi thời tiết.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Nhu cầu sử dụng ngô cho sản xuất TĂCN và sản xuất Ethanol tại Mỹ niên vụ 20/21 bị giảm dự báo trong báo cáo WASDE.
  • Brazil dự kiến sẽ đạt kỷ lục 133 triệu tấn trong mùa vụ tới, thời tiết tại các vùng gieo trồng ngô của nước này cũng đang rất thuận lợi.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá vẫn có kháng cự cứng ở vùng 370. NẾu vượt 370, ngô hoàn toàn có thể hướng lên vùng 400 trong vòng vài tuần tới do các yếu tố cơ bản đang thiên về “bullish” nhiều hơn. Nhưng nếu bị chặn lại ở 370 trong đầu tuần này, ngô có thể sẽ có 1 – 2 phiên điều chỉnh với khoảng 360 – 370 trong ngắn hạn.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá đang tăng trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở trong vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở trong vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 380 ; 400.
  • Hỗ trợ: 360 ; 340.

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” mạnh trong ngắn hạn

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/pp-1600073404-2246.png

Lúa mỳ tăng nhẹ trong sáng nay và đang hướng về mức 550

Lúa mỳ là mặt hàng duy nhất đóng cửa giảm điểm trong tuần trước, Sau khi USDA bất ngờ tăng dự báo tồn kho thế giới cuối vụ 2020/21 thêm 3 triệu tấn, trái chiều với mức giảm 1 triệu tấn của các nhà phân tích trước đó. Nguyên nhân của mức giảm tồn kho này là sản lượng lúa mỳ Úc được tăng dự đoán tăng thêm 2.5 triệu tấn, của Canada tăng thêm 2.0 triệu tấn và của khu vực EU tăng thêm 0.65 triệu tấn. Đặc biệt lúa mỳ của Úc và Canada đều là các loại lúa mỳ có chất lượng cao trên thế giới, vì thế việc nguồn cung tăng đột biến sẽ tạo áp lực lớn lên giá các loại lúa mỳ nói chung, trong đó có lúa mỳ CBOT.

Tuy nhiên, lúa mỳ đang đang tăng nhẹ trở lại trong sáng nay. Hiện tại, Mỹ và các quốc gia quanh khu vực biến Đen đã bước vào giai đoạn gieo trồng lúa mỳ cho niên vụ tới. Vì thế thời tiết tại các nước này đang là các yếu tố được thị trường quan tâm chính. Ukraina và các khu vực miền nam của Nga được dự báo sẽ có rất ít mưa trong tuần này mưa trong tuần này, tương tự với các khu vực đồng bằng phía nam của Mỹ. Do đó đây là các yếu tố chính hỗ trợ giá lúa mỳ trong thời gian tới. Ở khu vực Nam Mỹ, thời tiết hiện tại cũng không có sự cải thiện nào ở Argentina. Trong báo cáo WASDE tháng 9, sản lượng lúa mỳ 20/21 của nước này cũng đã bị giảm dự báo đi 1 triệu tấn xuống còn 19.5 triệu tấn do ảnh hưởng bời thời tiết khô hạn trong suốt tháng 8.

Giaodch24 cho rằng giá lúa mỳ nhiều khả năng sẽ vượt qua được mức 550 trong một vài phiên tới, và việc có tiếp tục tăng mạnh sau đó hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào việc các quốc gia nhập khẩu chính mua hàng trở lại. Cuối tuần trước, thông tin Ả rập Xê út hỏi mua 715,000 tấn lúa mỳ đã khiến giá lúa mỳ tăng mạnh, và hiện tại thị trường đang chờ đợi vào các số liệu cụ thể của buổi đấu thầu này để quyết định xu hướng của giá lúa mỳ trong một vài phiên tới.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Thời tiết vùng đồng bằng phía nam của Mỹ đang không thuận lợi cho việc gieo trồng lúa mỳ vụ đông.
  • Sản lượng lúa mỳ của Argentina 20/21 giảm 1 triệu tấn trong báo cáo WADE.
  • Các quốc gia ở biển Đen như Ukraina và Nga cũng đang phải gieo trồng mùa vụ lúa mỳ mới trên điều kiện đất khô, khá rủi ro cho năng suất niên vụ tới.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho lúa mỳ thế giới niên vụ 20/21 tăng thêm gần 3 triệu tấn lên 319.37 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 9.
  • Sản lượng lúa mỳ Canada 20/21 tăng thêm 2 triệu tấn trong báo cáo WASDE.
  • Sản lượng lúa mỳ Úc 20/21 tăng thêm 2.5 triệu tấn trong báo cáo WASDE.
  • Sản lượng lúa mỳ EU 20/21 tăng thêm 0.65 triệu tấn trong báo cáo WASDE.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ có thể sẽ chỉ dao động trong khoảng 540 – 560 trong hôm nay để chờ thêm các thông tin mới từ thị trường.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 550 ; 570.
  • Hỗ trợ: 530 ; 510.

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang trong nhịp điều chỉnh trên kênh xu hướng “bullish” trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/pp-1600073456-616.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***