**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương sẽ tiếp tục tăng lên vùng kháng cự tâm lý 900

Đậu tương đóng cửa tăng hơn 1% trong ngày hôm qua và đã vượt lên trên ngưỡng kháng cự 880. Đến phiên sáng nay, giá tiếp tục tăng mạnh và hiện đang trên đường hướng đến mức tâm lý 900. Xu hướng tăng này đang kéo giá khô đậu tương và dầu đậu tương tăng theo với biên độ tăng không chênh lệch quá nhiều.

Sau khi giao dịch lình xình trong cả ngày hôm qua thì giá đậu tương đã tăng vọt ngay sau thời điểm USDA công bố Báo cáo Cung – cầu tháng 8. Thông tin đáng chú ý nhất trong báo cáo tháng này đương nhiên vẫn là số liệu tồn kho cuối các mùa vụ 2019/20 và 2020/21 của Mỹ. Trong khi bảng cung – cầu 2019/20 hầu như không thay đổi so với tháng trước, thì các số liệu cung – cầu của mùa vụ 2020/21 lại có những biến động rất đáng chú ý. USDA bất ngờ tăng mạnh dự báo năng suất đậu tương Mỹ từ 49.8 lên 53.5 giạ/mẫu, cao hơn khoảng dự đoán trước đó của thị trường. Điều này khiến sản lượng đậu tương Mỹ tăng lên và số liệu tồn kho cuối vụ 2020/21 tăng mạnh từ 425 lên 610 triệu giạ, cao hơn rất nhiều so với dự đoán trung bình mà Reuters đưa ra. Về lý thuyết, đây có thể coi là số liệu “bearish” với thị trường, nhưng giá lại không giảm, thậm chí còn tăng điểm sau đó.

Theo Giaodich24, có khá nhiều lý do có thể lý giải cho mức tăng của đậu tương sau báo cáo. Đầu tiên là việc tốc độ mua hàng đậu tương vụ mới của Trung Quốc đã được USDA phản ánh vào số liệu xuất khẩu trong báo cáo tháng 8 này, và đã phần nào hạn chế mức tăng tồn kho cuối vụ. Tiếp theo là số liệu ép dầu đậu tương tốt hơn tháng 7, trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu dầu đậu tương và khô đậu tương tại Nam Mỹ đang bị hạn chế, thì đây sẽ là cơ hội cho xuất khẩu của Mỹ và các nhà máy ép dầu sẽ ép nhiều đậu tương hơn, qua đó, sẽ là thông tin “bullish” hỗ trợ giá. Và nguyên nhân cuối cùng đến từ các số liệu về cung – cầu thế giới trong báo cáo này.

USDA vừa điều chỉnh các mức xuất khẩu đậu tương của Brazil và Argentina trong niên vụ 2019/20, đặc biệt là số liệu xuất khẩu của Brazil tăng tới 4.5 triệu tấn so với tháng trước và là nguyên nhân khiến tồn kho cuối vụ thế giới bị giảm mạnh trong báo cáo tháng 8. Bên cạnh đó, các số liệu 2020/21 cũng thiên về “bullish”, khi tồn kho thấp hơn dự đoán. Xuất khẩu đậu tương của Brazil và Argentina đều cao hơn 1 triệu tấn so với báo cáo tháng 7, nhưng ngược lại, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cũng tăng tới 3 triệu tấn. Qua đó, vẫn còn “room” cho xuất khẩu đậu tương Mỹ tăng lên và cũng là 1 yếu tố hỗ trợ giá tăng điểm trong tối qua.

Với tất cả các phân tích về báo cáo kể trên, Giaodich24 cho rằng xu hướng tăng của thị trường đậu tương sẽ còn tiếp tục, nhưng tạm thời giá sẽ bị chặn ở vùng 900 trong tuần này. Khô đậu tương có thể tăng nhiều hơn, nhưng sẽ chỉ ở quanh khoảng 295 – 296 trong hôm nay và ngày mai.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá sẽ tiếp tục tăng thêm trong tối nay và sáng mai, nhưng chưa thể vượt kháng cự ở vùng 900 trong tuần này. Nếu vượt 900, mức giá mục tiêu tiếp theo sẽ là 920. Nếu giảm lại từ 900, khoảng giao dịch 880 – 900 có thể duy trì trong tuần sau.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá có thể sẽ tăng mạnh hơn trong ngày hôm nay và sẽ tiến lên vùng giá 295 từ giờ đến cuối tuần.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá sẽ vẫn duy trì khoảng giao dịch 29.50 – 32.00. Kháng cự 32.00 có thể hạn chế đà tăng của dầu đậu tương.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay

MACD đang hướng lên, ở dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở dưới trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên mức trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng rộng.  

  • Kháng cự: 900 ; 910.
  • Hỗ trợ: 880 ; 860.

=> Mô hình kĩ thuật đang trên nhịp hồi trong xu hướng “bullish” ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597308019-6342.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở sâu dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở dưới trung bình.

RSI hướng lên, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 300 ; 310.
  • Hỗ trợ: 280 ; 270.

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang trong 1 nhịp hồi trên xu hướng “bearish” trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597308019-7629.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở trên trung bình.

RSI đi ngang, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 32.00 ; 33.20
  • Hỗ trợ: 29.50 ; 28.00.

=> Mô hình kĩ thuật đang ở trong nhịp hồi trên một xu hướng “bullish” trung hạn

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597308019-645.png

Ngô tăng mạnh và đã vượt kháng cự kỹ thuật ở mức 330

Ngô kết thúc phiên hôm qua với mức tăng hơn 1% và giá đang tiếp tục tăng khá tốt trong sáng nay, vượt qua kháng cự ở vùng 330 trên biểu đồ tháng 12. Giá ngô và đậu tương đang có diễn biến khá tương đồng nhau, khi giá ngô cũng đã giảm mạnh trong cuối tuần trước do dự báo của thị trường về năng suất và sản lượng ngô Mỹ sẽ tăng trong báo cáo WASDE. Và thực tế trong báo cáo hôm qua, năng suất ngô cũng đã được điều chỉnh dự báo từ 178.5 lên 181.8 giạ/mẫu, dẫn đến sản lượng được điều chỉnh từ 15.0 tỉ giạ lên mức 15.28 tỉ giạ. Tuy nhiên, khác với đậu tương, các số liệu này đều nằm trong khoảng dự đoán của Reuters và không cách xa so với mức dự đoán trung bình. Tuy nhiên, thiệt hại của cơn bão Derecho vừa quét qua khu vực trung tâm Midwest vẫn chưa được thống kê và phản ánh vào báo cáo tháng này. Nên có vẻ như thị trường cho rằng năng suất sẽ bị ảnh hưởng và không thể cao như số liệu tháng 8, cũng là một nguyên nhân khiến giá tăng sau đó.

Về tồn kho, cuối vụ 2019/20 bị giảm 20 triệu giạ so với tháng trước, có thể coi là thông tin “bullish”. Trong khi tồn kho 2020/21 tuy cao hơn tháng 7, nhưng lại thấp hơn so với các dự đoán trước đó của giới phân tích. Vì thế, tổng quan chung các số liệu cung – cầu này thiên về “bullish” nhiều hơn. Đó là còn chưa kể việc USDA tăng các số liệu xuất khẩu ngô cả 2 niên vụ, nhưng dựa vào tốc độ bán hàng rất tốt cho Trung Quốc trong thời gian qua, Giaodich24 đánh giá các mức tăng này chưa phản ánh đúng thực tế và số liệu xuất khẩu có khả năng sẽ còn tăng thêm trong các báo cáo tháng tới.

Đối với các số liệu thế giới, xuất khẩu của Ukraina bị giảm trong khi nhập khẩu của EU tăng mạnh 2 triệu tấn cũng là các thông tin “bullish” đối với giá ngô trên sàn CBOT.

Thời tiết trong tuần tới tại Midwest sẽ không có nhiều mưa, tuy nhiên lượng mưa không còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng mùa vụ ngô như giai đoạn trước. Trong báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ – EIA ngày hôm qua, sản lượng ethanol của Mỹ đạt mức 918,000 thùng mỗi ngày trong tuần trước, giảm so với mức 931,000 trong báo cáo trước đó. Tuy nhiên, tồn kho ethanol lại giảm từ 20.3 về 19.7 triệu thùng. Tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu đối với năng lượng vẫn chưa thể quay lại như trước, khi mà vẫn còn nhiều người dân thất nghiệp hoặc buộc phải làm việc tại nhà. Vì thế, đây là thông tin cản trở giá ngô tăng mạnh trong thời gian tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá sẽ tiếp tục tăng trong ngày hôm nay, nhưng đà tăng có thể sẽ yếu hơn khi lên tới gần vùng kháng cự ở mức 340.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở sâu dưới mức 0.

StochF hướng lên, ở dưới đường trung bình

RSI hướng lên, vừa cắt qua đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng xuống với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 350 ; 370.
  • Hỗ trợ: 320 ; 300.

=> Mô hình kĩ thuật vừa thoát khỏi kênh “sideway” và đang thiên về “bullish” trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597308161-1052.png

Lúa mỳ sẽ tăng nhưng chưa vượt được kháng cự 500

Lúa mỳ là mặt hàng duy nhất giảm trong ngày hôm qua, với mức giảm chưa đến 1%. Nhưng đến sáng nay, xu hướng tăng chung của sàn giao dịch CBOT đã giúp lúa mỳ tăng trở lại.

Trong báo cáo WASDE tháng 8 của USDA, sản lượng lúa mỳ vụ đông được dự báo ở mức 1.198 tỉ giạ, giảm so với mức 1.218 trong báo cáo tháng trước. Trong khi đó, tổng sản lượng lúa mỳ lại tăng lên 1.838 tỉ giạ, so với 1.824 trong báo cáo tháng 7 và 1.833 dự đoán trung bình của thị trường do sản lượng vụ xuân tăng lên. Tồn kho cuối vụ lúa mỳ 2020/21 bị giảm từ 942 xuống còn 925 triệu giạ, là mức giảm nhiều hơn so với dự đoán. Nguyên nhân do xuất khẩu lúa mỳ 2020/21 được tăng dự báo nhờ tốc độ xuất khẩu khá tốt từ đầu niên vụ mới tới nay.

Về các số liệu cung – cầu thế giới, sản lượng được tăng ở Nga và Ukraina cho niên vụ 2020/21 tổng cộng cũng chỉ đạ 3 triệu tấn, trong khi riêng EU đã bị giảm sản lượng đi 4 triệu tấn so với báo cáo tháng 7. Đó là còn chưa kể tới sản lượng bị giảm ở Argentina và Kazakhstán. Vì thế, giá đã có dấu hiệu phục hồi lại vào cuối phiên và đang tăng tiếp trong sáng nay. Xu thế chung hiện nay của lúa mỳ vẫn đang đi ngang và chưa rõ ràng về bên mua hay bên bán. Do đó, Giaodich24 cho rằng vẫn sẽ cần chờ thêm các thông tin khác trong thời gian tới để giá lúa mỳ có thể bứt lên trên vùng 490 – 500 hiện tại.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá có thể sẽ tiếp tục tăng nhưng đà tăng sẽ bị chặn lại ở mức giá 500 quan trọng. Chưa có nhiều lý do hợp lý để lúa mỳ vượt 500 ở thời điểm hiện tại.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF đi ngang, đang ở vùng quá bán.

RSI hướng lên, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 500 ; 520.
  • Hỗ trợ: 470 ; 450.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bearish” trong cả ngắn và trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1597308201-612.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***