Đậu tương và khô đậu tương đang tiếp tục tăng trong sáng nay

Đậu tương đóng cửa tăng vọt ngay sau thời điểm phát hành báo cáo và duy trì ở vùng giá cao này cho đến trước khi đóng cửa ngày hôm qua. Về lý thuyết, số liệu diện tích gieo trồng 83.82 triệu mẫu trong báo cáo của USDA không phải là số liệu “bullish” quá mạnh, bởi nó chỉ thấp hơn so với dự đoán 84.71 của Reuters, nhưng cao hơn mức 83.51 trong báo cáo Prospective Plantings và cao hơn nhiều so với năm ngoái. Tuy nhiên, giá đậu tương tăng hoàn toàn không có gì bất ngờ, bởi dự đoán của Reuters đã phản ánh vào giá từ cuối tuần trước và hầu hết thị trường đều tin vào dự đoán này và là nguyên nhân khiến giá giảm trong 2 ngày cuối tuần. Chính vì thế, khi số liệu báo cáo ra thấp hơn dự đoán, giá đã tăng trở lại và thậm chí còn tăng mạnh hơn so với mức giảm trong cả tuần trước. Hiện nay, thông tin “bearish” trên thị trường đang đến từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung; trong khi yếu tố mùa vụ tại Mỹ có thể coi là yếu tố “bullish” với các lo ngại về hạn hán đang gia tăng ở Midwest.

Khô đậu tương và dầu đậu tương cũng tăng theo đậu tương trong ngày hôm qua, nhưng giá dầu đậu tương tăng yếu hơn do bị ảnh hưởng bởi xu hướng giảm trên thị trường dầu thô. Mức độ mạnh yếu của dầu đậu tương và khô đậu tương vẫn trái ngược nhau, nhưng đúng như các dự đoán trước đó của Giaodich24, khi đậu tương tăng mạnh sẽ vẫn kéo 2 mặt hàng này cùng tăng theo.

Trong phiên hôm qua, giá đậu tương và khô đậu tương vẫn đang tiếp tục tăng thêm, cho thấy tâm lý bên trọng thị trường đang có những biến động nhiều hơn là phản ứng đơn giản trước các báo cáo tối qua, vì các số liệu này không thực sự “bullish”. Kể cả số liệu tồn kho quý, dù thấp hơn so với dự đoán và giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng điều này là rất dễ hiểu khi tồn kho cuối vụ 2019/20 dự đoán sẽ giảm mạnh so với niên vụ trước. Vì vậy, yếu tố “bullish” nhất đang hỗ trợ thị trường vẫn sẽ là thời tiết mùa vụ tại Mỹ có thể sẽ xấu đi và ảnh hưởng tới chất lượng đậu tương. Nhưng USDA lại vừa tăng chất lượng thêm 1% trong báo cáo Crop Progress, nên Giaodich24 đang đánh giá xu hướng tăng shock trong ngắn hạn này có phần hơi thái quá và có thể sẽ không duy trì được lâu. Tạm thời đậu tương sẽ vẫn ở dưới mức kháng cự 900 trong ít nhất 3 – 5 phiên tới, cho đến khi có các thông tin mới hơn về thời tiết và mùa vụ.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá có thể tiếp tục tăng nhưng khả năng vượt qua mức kháng cự 900 bị đánh giá là rất thấp trong ngắn hạn. Các yếu tố “bullish” hiện giờ không đủ mạnh và cũng chưa đủ rõ ràng để khiến đậu tương bắt đầu 1 xu hướng tăng trong trung – dài hạn.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ tăng theo đậu tương nếu đậu tương tăng mạnh. Nếu đậu tương ít thay đổi, giá sẽ vẫn trái chiều với dầu đậu tương.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương đang khá yếu khi lên gần vùng kháng cự 29.5. Lo ngại về Covid-19 có thể ảnh hưởng tới giá dầu thô và tác động tiêu cực lên giá dầu đậu tương nhiều hơn trong vài phiên tới.

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá tiếp tục tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, đang ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở trên vùng trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên vùng trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng hẹp.  

  • Kháng cự: 900 ; 923.
  • Hỗ trợ: 882 ; 840.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” trong ngắn hạn và vừa vượt lên trên trendline giảm điểm trong trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593589334-1393.png

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá gapup và tiếp tục tăng thêm trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở vùng trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang mở rộng, giá ở sát cạnh dưới.

  • Kháng cự: 300; 305.
  • Hỗ trợ: 290 ; 280.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” trong ngắn hạn, nhưng ở dưới 300 thì sẽ không có tín hiệu mua vào quá mạnh.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593589334-3726.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá không thay đổi trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở trên trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 29.5 ; 31.
  • Hỗ trợ: 26 ; 22.

=> Mô hình kĩ thuật vẫn chưa “bullish” rõ ràng, mà chỉ đang ở cuối mô hình tam giác.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593589334-1793.png

 

Ngô tiếp tục tăng thêm sau phiên tăng mạnh tối qua

Ngô đóng cửa tăng rất mạnh trong ngày hôm qua và đang tiếp tục tăng thêm trong phiên sáng nay. Giá tăng một mạch từ gần vùng đáy 315, cũng là hỗ trợ quan trọng nhất trên biểu đồ tháng 9, và hiện đã lên gần vùng kháng cự tâm lý 350. Giá tăng dựng đứng ngay sau 23:00 đêm qua, là thời điểm USDA phát hành các báo cáo quan trọng Grains Stocks và Final Acreage.

Thị trường hoàn toàn tập trung vào số liệu diện tích trong báo cáo Acreage, cũng là điều dễ hiểu khi báo cáo này gây bất ngờ với toàn bộ các nhà phân tích uy tín trên thế giới. Diện tích gieo trồng ngô Mỹ dự báo đạt 92 triệu mẫu, thấp hơn rất nhiều mức dự đoán 95.2 triệu mẫu mà Reuters đưa ra trước đó, thậm chí còn thấp hơn khoảng dự đoán của toàn bộ các hãng tin lớn. Mức diện tích này giảm tới 5 triệu mẫu so với báo cáo Prospective Plantings hồi tháng 3, nên đương nhiên đã tạo ra lực mua rất lớn đối với ngô. Mức giảm 5 triệu mẫu tương đương với khoảng 850 – 900 triệu giạ sẽ bị giảm đi ở nguồn cung ngô Mỹ 2020/21, và nếu trừ trực tiếp vào tồn kho cuối vụ, sẽ tương đương mức giảm 25 – 35%. Vì thế, sẽ không có gì bất ngờ nếu giá tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới dựa vào con số này.

Bên cạnh diện tích, lo ngại về tình trạng hạn hán ở Midwest với khung thời tiết mưa ít hơn vào cuối tuần này cũng góp phần không nhỏ vào phiên tăng điểm hôm qua. Nếu thời tiết tiếp tục xấu đi, dù USDA không giảm chất lượng trong các báo cáo Crop Progress hàng tuần, thì ngô vẫn có khả năng liên tục tăng trong tháng 7 này.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 9 (ZCU20): Giá có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngày hôm nay, nhưng đà tăng chắc chắn sẽ gặp nhiều lực bán hơn ở vùng kháng cự tâm lý 350. Việc có vượt xa được mức 350 hay không có thể còn tác động tới xu hướng trong trung – dài hạn.

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 9 (ZCU20): Ngô tiếp tục tăng thêm trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở cao trên mức 0.

StochF hướng lên rất dốc, đang ở trên mức quá mua.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang mở rộng, giá ở sát cạnh trên.

  • Kháng cự: 350 ; 370.
  • Hỗ trợ: 338 ; 315.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” trong ngắn hạn và nếu vượt 350 sẽ tiếp tục có thêm tín hiệu mua vào rất mạnh nữa.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593589359-5477.png

Lúa mỳ tiếp tục tăng do USDA giảm mạnh chất lượng vụ xuân

Lúa mỳ là mặt hàng tăng điểm ít nhất trên sàn CBOT trong tối qua và chỉ được cho là tăng theo xu hướng chung của các mặt hàng nông sản khác như ngô và đậu tương. Mặc dù thiếu lý do thuyết phục, nhưng giá đang tiếp tục tăng thêm trong sáng nay và hướng đến phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Giá hồi phục một mạch từ vùng đáy 470 và hiện đã quay trở lại vùng giá tâm lý 500 trên biểu đồ kĩ thuật tháng 9.

Trong hai báo cáo tối qua của USDA, số liệu diện tích trong báo cáo Acreage gần như không có tác động đến giá lúa mỳ và thực tế số liệu này cũng chỉ thấp hơn một chút so với báo cáo hồi tháng 3 của USDA và kém hơn 0.5 triệu mẫu so với dự đoán. Thị trường hoàn toàn tập trung vào các số liệu tồn kho cuối niên vụ 2019/20 trong báo cáo Grains Stocks, với mức 1.043 tỉ giạ. Đây là mức cao hơn so với toàn bộ dự đoán trước đó của các hãng tin lớn và cũng cao hơn báo cáo tháng 6 của USDA. Đây là mức tồn kho cao trong lịch sử, nên Giaodich24 cho rằng các báo cáo này hoàn toàn không phải thông tin “bullish” với lúa mỳ.

Có thể giải thích xu hướng tăng trong ngắn hạn của lúa mỳ bằng việc USDA vừa tiếp tục giảm chất lượng lúa mỳ vụ xuân đi 6% trong báo cáo Crop Progress, tức là đã giảm tới 12% trong vòng hai tuần gần nhất. Hạn hán ở North Dakota thực sự nghiêm trọng và đang có những tác động rất xấu đối với chất lượng mùa vụ, có thể ảnh hưởng lớn tới năng suất và sản lượng thu hoạch sau này.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá có thể sẽ không còn tăng mạnh khi đã lên tới vùng giá 500. Giaodich24 cho rằng lúa mỳ sẽ giao dịch ở dưới 500 hoặc chỉ giằng co với khoảng 5 cents quanh mức giá 500 này trong vòng 2 – 3 phiên tới.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá tiếp tục tăng thêm trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở vùng trung bình.

RSI hướng lên, đang ở dưới mức trung bình.

Bollingerbands đang hướng xuống với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 500 ; 530.
  • Hỗ trợ: 470 ; 450.

=> Mô hình kĩ thuật có dấu hiệu “bullish” trong ngắn hạn nhưng vẫn ở dưới trendline giảm điểm trong trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593589383-9095.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***