Thị trường đậu tương đang có những diễn biến rất thất thường, do tác động của virus Corona trái chiều với các thông tin cơ bản khác. Đậu tương đóng cửa tăng điểm trong ngày hôm qua, nhưng đang đảo chiều giảm lại, xóa sạch số điểm đã tăng trong phiên sáng nay. Trong khi đó, sau 2 ngày tăng mạnh liên tiếp với mức tăng hơn 10 USD, khô đậu tiếp tục có gapup trong sáng nay, nhưng đang bị giảm lại do bị tác động với giá đậu tương. Giá dầu đậu nành giảm mạnh trong ngày hôm qua và đang tiếp tục giảm hơn 2% trong sáng nay, hướng đến phiên giảm thứ 5 liên tiếp và đang ở mức thấp nhất từ ngày 13/07 năm ngoái. Giá mỗi mặt hàng đều bị tác động bởi các thông tin cơ bản khác nhau, nhưng sẽ vẫn đi theo kịch bản: đậu tương dẫn dắt xu hướng, khô đậu và dầu đậu nành sẽ ngược chiều nhau.

Đậu tương đang có mặt hàng có diễn biến giao dịch lên – xuống với khoảng rộng trong ngắn hạn. Các thông tin về virus Corona, dịch tả heo châu Phi và dịch cúm gia cầm đều có tác động “bearish” đến thị trường nói chung. Báo cáo Export Sales hôm qua có số liệu bán hàng giảm 31% so với tuần trước, cũng là yếu tố khiến giá giảm điểm. Tuy nhiên, khi bước vào giữa phiên tối qua, lực mua đã nhiều hơn, khi thị trường đã tìm được điểm sáng trong báo cáo Export Sales này với việc Trung Quốc đã mua đậu tương Mỹ trở lại. Cùng với số liệu Trung Quốc mua nhiều lúa miến của Mỹ đúng như các tin đồn trước đó, thị trường kỳ vọng việc Trung Quốc mua nhiều đậu tương Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Khô đậu đang là mặt hàng có lực mua mạnh nhất trên sàn CBOT, và rất nhiều trong số đó đến từ các buyers hàng thật, trong đó có buyers Việt Nam. Vùng giá CBOT từ 290 – 300 vẫn luôn là vùng giá pricing rất tốt trong trung – dài hạn. Các thông tin từ Argentina đang có tác động đáng kể đối với thị trường, khi sự chú ý đang tập trung xem Argentina có tăng thuế xuất khẩu từ 30% lên 33% vào chủ nhật tuần này hay không. Dù chưa chính thức, nhưng các công đoàn lớn tại Argentina đã chuẩn bị đình công để phản đối chính sách này. Nếu đình công diễn ra trên diện rộng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất và cả xuất khẩu của Argentina trong thời gian tới. Điều này có thể tác động “bullish” đối với cả giá CBOT và basis.

Tối qua, Buenos Aires Exchange tăng dự báo sản lượng đậu tương Argentina lên 54.5 triệu tấn, nhưng chất lượng đậu tương bị giảm 2% so với tuần trước. Thời tiết thiếu mưa tại Argentina trong 3 – 5 ngày tới, chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng xấu hơn tới chất lượng mùa vụ. Các dự đoán về sản lượng hiện nay vẫn rất lạc quan, nhưng nếu thời tiết chuyển biến xấu trong khoảng thời gian còn lại, các dự đoán này vẫn có thể bị giảm mạnh. Nhìn chung, hạn hán ở Argentina và lo ngại về tiến độ thu hoạch tại Brazil đang là các thông tin “bullish” hỗ trợ giá tăng trong ngắn hạn.

  • Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá sẽ vẫn giằng co ở quanh vùng 880 - 888 trong vài phiên tới.

  • Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá sẽ đi theo đậu tương và có thể sẽ mạnh hơn đậu tương trong ngắn hạn nhờ tâm lý pricing hàng thật của các buyers, trong đó có Việt Nam.

  • Dự đoán dầu đậu tháng 5: Giá sẽ giảm về vùng giá 28 trong ngắn hạn. Chiến lược cơ bản là đợi giá phục hồi bán xuống.

Ngô vẫn tiếp tục đóng cửa giảm điểm trong phiên hôm qua và đã có mức giảm hơn 20 cents trong vòng gần 2 tuần gần đây. Khoảng giao dịch cứng 375 – 394 vốn kéo dài 3 tháng rưỡi đã bị phá vỡ và giá cũng giảm dưới cả hỗ trợ kỹ thuật 366 trong phiên hôm qua. Các mô hình kĩ thuật trên các biểu đồ ngô tháng 3 – 5 – 7 đều đang thiên về “bearish” trong ngắn hạn. Các thông tin về virus Corona, đặc biệt là số ca nghi nhiễm tăng mạnh ở Việt Nam đã có tác động lớn đối với thị trường.

Tối qua, trong báo cáo Export Sales của USDA, số liệu bán hàng ngô giảm 31% so với tuần trước, nhưng giao hàng lại ở mức cao nhất từ đầu niên vụ. Vì thế, báo cáo này chỉ được đánh giá là “bearish” nhẹ đối với giá CBOT. Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng ngô Mỹ đang chậm hơn 13.8 triệu tấn và giao hàng chậm hơn 12.0 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu ngô Mỹ cả niên vụ 2019/20 sẽ giảm 8.6 triệu tấn so với niên vụ trước. Vì thế, xuất khẩu ngô sẽ cần phải cải thiện rất nhiều trong phần còn lại của niên vụ này, nếu không, USDA sẽ giảm mạnh xuất khẩu – tăng mạnh tồn kho trong các báo cáo tới.

Tại thị trường Việt Nam, giá chào ngô flat có thể sẽ giảm mạnh trong vài ngày tới, và giá hợp đồng tháng 7 sẽ về dưới 200 (tại miền bắc), trong khi giá tháng 6 sẽ về gần hơn mức giá 200 USD/tấn. Đây rõ ràng sẽ là cơ hội rất tốt để các buyers Việt Nam tiến hành pricing hàng thật cho các tháng 6 – 7, trước khi mùa vụ Mỹ bắt đầu. Giai đoạn tháng 4 – 5 là giai đoạn gieo trồng mùa vụ Mỹ, cũng là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của ngô vụ 2 tại Brazil, nên giá thường biến động khó lường theo thời tiết. Vì thế, việc mua hàng an toàn ở vùng giá tốt trong dài hạn sẽ làm giảm áp lực mua hàng cho các buyers Việt Nam trong phần còn lại của năm 2020.

  • Dự đoán ngô tháng 5: Giá đang ở trạng thái “bearish” rất rõ ràng trong ngắn hạn.

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua và đang tiếp tục giảm thêm trong phiên sáng nay. Giá hợp đồng tháng 3 trên sàn Chicago đang ở mức thấp nhất từ ngày 13/12, còn hợp đồng tháng 5 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất từ ngày 12/12 năm ngoái. Xu hướng giảm của lúa mỳ đang bị tác động khá nhiều bởi xu hướng chung của sàn CBOT và của giá ngô nói riêng.

Trong báo cáo Export Sales tối qua, số liệu bán hàng lúa mỳ tuy tăng 10% so với tuần trước, nhưng vẫn là số liệu gây thất vọng. Số liệu giao hàng giảm 32% so với tuần trước, đương nhiên góp phần khiến báo cáo này có tác động “bearish” đối với thị trường và là nguyên nhân chính khiến giá giảm điểm trong ngày hôm qua. Từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng lúa mỳ đang nhanh hơn 700,000 tấn và giao hàng nhanh hơn 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu lúa mỳ cả niên vụ 2019/20 của Mỹ sẽ tăng 1.8 triệu tấn so với năm ngoái. Vì thế, bán hàng sẽ cần phải cải thiện tốt hơn trong thời gian tới, nếu không USDA có thể sẽ chỉ giữ nguyên hoặc thậm chí điều chỉnh giảm nhẹ các mức dự báo xuất khẩu trong các báo cáo tiếp theo.

Tối qua, thông tin đáng chú ý đến từ việc chính phủ Nga đang yêu cầu Bộ nông nghiệp bổ sung các tài liệu liên quan đến vấn đề áp hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc trong nửa đầu năm 2020. Các thương nhân Nga đang phản đối quyết liệt hạn ngạch này, và nhiều nguồn tin cho biết chưa chắc chính phủ Nga đã thông qua việc cấp hạn ngạch. Ngoài ra, hạn ngạch trong nửa đầu năm 2020 được đặt ở mức 20 triệu tấn, trong khi nguồn cung xuất khẩu lúa mỳ Nga từ tháng 1 – tháng 6 thường không đạt con số này. Vì thế, hạn ngạch xuất khẩu sẽ không có tác động quá lớn đến xuất khẩu của Nga, trái với các nhận định trước đó, và có thể coi là thông tin “bearish” đối với thị trường trong ngắn hạn.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá đang ở trạng thái “bearish” trong ngắn hạn với channel giảm điểm khá rõ ràng. Mục tiêu giá có thể tiếp diễn đến vùng giá 516 trước khi nhận được lực mua của thị trường khiến giá phụ hồi trở lại.

 

Giaodich24