Đậu tương đóng cửa tăng nhẹ không đáng kể với khoảng giao dịch chỉ 3 cents. Trung Quốc và Mỹ được cho là sẽ sớm ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, và thị trường vẫn kỳ vọng sau đó Trung Quốc sẽ mua nhiều đậu tương Mỹ hơn. Đến sáng nay, giá tiếp tục tăng nhẹ, nhưng mức tăng không đáng kể.

Giá dầu đậu nành có gapup trong ngày hôm qua và đóng cửa ở mức cao nhất trên biểu đồ tháng 1 trên sàn CBOT. Đây là động thái nối tiếp đà tăng 2.8% trên thị trường dầu cọ. Nhu cầu dầu thực vật của Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh, đặc biệt là các loại dầu thực vật có thể thay thế dầu đậu nành. Ngoài ra, việc cả Malaysia và Indonesia đều áp dụng các tỉ lệ pha trộn bắt buộc dầu cọ vào dầu sinh học, sẽ khiến nguồn cung xuất khẩu dầu cọ thế giới giảm mạnh, là nguyên nhân khiến giá liên tục tăng trong suốt thời gian vừa qua. GASC của Ai Cập đã mua dầu đậu nành từ Argentina với giá $796.24/tấn CIF, là mức tăng $185/tấn, tương đương 23% so với mức thấp nhất hồi tháng 6 năm nay.

Khô đậu đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua, đơn giản vì giá dầu đậu nành tăng mạnh hơn so với đậu tương. Trong suốt thời gian qua, mỗi khi giá đậu tương ít thay đổi, thì khô đậu và dầu đậu nành vẫn luôn có xu hướng trái chiều. Giá khô đậu vẫn chỉ đang ở quanh vùng 300 và có thể sẽ có ít biến động trong thời gian tới. Diễn biến này có thể sẽ tiếp tục trong sáng nay, nếu giá dầu đậu nành vẫn tăng, giá khô đậu sẽ yếu hơn các mặt hàng khác.

Khuyến nghị NĐT chuyển sang giao dịch kỳ hạn tháng 3

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá có thể sẽ tăng điểm nhẹ trong vùng giá 544 - 553
  • Dự đoán khô đậu tháng 1: Giá sẽ tăng theo đậu tương; dự kiến thị trường sẽ giao dịch trong vùng giá 304 – 307.

 

Ngô đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua với khoảng giao dịch rất hẹp. Xu hướng đi ngang với các khoảng hẹp đã kéo dài trong gần 2 tuần qua và có thể sẽ còn tiếp tục đối với thị trường ngô trên sàn CBOT. Từ giờ đến hết nghỉ lễ đón Năm mới, ngô dự kiến sẽ không có thông tin cơ bản nào đặc biệt và đủ mạnh để có thể tạo ra 1 xu hướng tăng – giảm lớn sau đó. Báo cáo Export Sales tối nay có thể sẽ tác động nhiều hơn bình thường đối với giá ngô, nhưng cũng sẽ chỉ khiến giá tăng hoặc giảm dưới 3 cents. Trừ khi số liệu bán hàng cao hoặc thấp đột biến, nếu không diễn biến giao dịch sẽ vẫn diễn ra ảm đạm và lình xình.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ tăng trong khoảng giao dịch 387 - 390 trong ngắn hạn.

 

Lúa mỳ là mặt hàng tăng điểm nhiều nhất trên sàn CBOT trong ngày hôm qua và đang tiếp tục tăng thêm trong phiên sáng nay, hiện đã vượt qua mức kháng cự 550. Giá lúa mỳ trên sàn Kansas đóng cửa ngày hôm qua ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng. Lý do giá tăng điểm chủ yếu dựa vào lo ngại về thời tiết xấu đang diễn ra tại các vùng sản xuất lúa mỳ vụ đông của Mỹ. Theo báo cáo Drought Monitor của NOAA, tình trạng hạn hán tại các vùng gieo trồng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cả vùng đồng bằng phía nam và phía tây bắc đều có rất ít mưa và tuyết trong thời gian qua. Các dự báo thời tiết mới nhất cũng chưa cho thấy sự cải thiện nào đáng kể, là nguyên nhân khiến thị trường cho rằng chất lượng lúa mỳ đã bị giảm rất mạnh ở các bang này. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới năng suất lúa mỳ, bởi lúa mỳ vụ đông tại Mỹ cần được bao phủ bởi tuyết và có độ ẩm đất tốt trước giai đoạn đóng băng vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm. Nếu tình thời tiết tiết vẫn xấu đi, đây có thể là nguyên nhân khiến giá tiếp tục tăng thêm, bên cạnh các lo ngại về sản lượng tại Argentina và Úc.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá sẽ đóng cửa tăng trong ngày hôm nay và di chuyển lên khoảng giao dịch 546 – 555.

 

TIN NGŨ CỐC 24 GIỜ QUA

• Dự đoán của Reuters trước Báo cáo Export Sales của USDA tối nay:

- Đậu tương: 700,000 – 1,500,000 tấn - Khô đậu: 100,000 – 300,000 tấn

- Ngô: 500,000 – 1,200,000 tấn - Lúa mỳ: 200,000 – 900,000 tấn

• Báo cáo Mùa vụ Argentina hàng tuần của Buenos Aires Exchange:

- Tiến độ gieo trồng đậu tương trên cả nước Argentina hiện đã đạt 79.1%, so với 70.2% tuần trước và 83.4% cùng kỳ năm ngoái. Ước tính đã có 14.0 triệu héc-ta đậu tương đã được gieo trồng xong. Tiến độ gieo trồng chậm đang diễn ra ở các bang phía nam, phía nam La Pampa và Buenos Aires.

- Gieo trồng ngô tại Argentina đã đạt 75.1% diện tích dự kiến, so với 62.8% tuần trước và 73.0% cùng kỳ năm ngoái. Ước tính đã có 4.72 triệu héc-ta ngô đã được gieo trồng xong.

- Thu hoạch lúa mỳ hiện đã đạt 87.8%, so với 78.0% tuần trước. Ước tính đã có 16.02 triệu tấn được thu hoạch.

• Cục thống kê Nga báo cáo tổng sản lượng ngũ cốc của nước này trong năm 2019 đạt 120.7 triệu tấn, tăng so với mức 113.3 triệu tấn sản lượng năm 2018. Trong đó, sản lượng lúa mỳ 2019 của Nga báo cáo đạt 74.3 triệu tấn, so với mức 72.1 triệu tấn năm ngoái. Sản lượng ngô 2019 đạt 13.9 triệu tấn, so với mức 11.4 triệu tấn năm ngoái.

• Hãng tư vấn SovEcon của Nga vừa dự báo xuất khẩu lúa mỳ của nước này trong niên vụ 2019/20 sẽ đạt 33.1 triệu tấn, giảm so với mức 33.3 triệu tấn trong dự đoán trước. Sản lượng lúa mỳ trong nước đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi trong mùa đông năm nay, là nguyên nhân của mức giảm dự đoán này.

• Bộ nông nghiệp Trung Quốc cho biết dịch sâu keo mùa thu diễn ra trên những cánh đồng ngô ở phía đông bắc nước này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng ngô 2020. Trước đó, dịch sâu keo mùa thu lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào tháng 1 năm 2019 tại tỉnh Vân Nam, và dần lan rộng sang các vùng sản xuất lớn ở phía nam Trung Quốc trong năm 2019. Với sự lây lan không kiểm soát này, khu vực trồng ngô chính tại phía đông bắc Trung Quốc có thể sẽ sớm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và mức độ thiệt hại sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong năm 2019, dịch sâu keo mùa thu đã gây ra thiệt hại cho 1.13 triệu héc-ta tại 26 tỉnh trên cả nước.

Giaodich24