Sang đến đầu tuần này, các thông tin xấu về virus Covid-19 tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Ý đang tạo ra tâm lý lo sợ trên toàn thế giới, và có tác động “bearish” đối với thị trường hàng hóa nói chung và ngũ cốc nói riêng. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nguyên liệu TĂCN, bởi Hàn Quốc và Nhật Bản là những người có nhu cầu nhập khẩu ngô và khô đậu rất lớn tại châu Á. Lo ngại giảm nhu cầu sẽ là yếu tố khiến giá giảm điểm trong giai đoạn đầu tuần này. Chỉ khi nào Hàn Quốc và Nhật Bản kiểm soát được virus Corona một cách tốt hơn, thị trường mới có thể tăng trở lại, giống những gì đã diễn ra tại Trung Quốc trong vòng 1 tháng qua.

Trong tuần trước, Hội thảo Ag Outlook Forum của USDA đã đưa ra các số liệu dự đoán đầu tiên về mùa vụ Mỹ 2020/21 sắp diễn ra. Theo đó, diện tích gieo trồng đậu tương Mỹ dự báo sẽ tăng 12% so với năm ngoái, nhưng triển vọng xuất khẩu sang Trung Quốc tốt hơn khiến tồn kho cuối vụ dự báo chỉ đạt 320 triệu giạ, so với mức 425 đang dự đoán cho niên vụ này. Đây được coi là dự đoán chính thức đầu tiên về mùa vụ Mỹ sắp tới, nhưng trong bối cảnh thị trường đang bị chi phối bởi virus Corona, thông tin này dường như có ít tác động đối với giá CBOT. Phải đợi tới giai đoạn cuối tháng 3, khi nông dân Mỹ bắt đầu gieo trồng vụ mới, khi đó giá mới có thể biến động mạnh hơn theo các thông tin mùa vụ.

Tại Brazil, thời tiết mưa to vốn được đánh giá là thuận lợi trong giai đoạn phát triển của đậu tương, nay lại khiến nông dân nước này gặp khó khăn trong giai đoạn thu hoạch. Mưa liên tục diễn ra ở trung tâm Brazil, gây ra tình trạng ngập úng, vừa ảnh hưởng tới tiến độ thu hoạch, vừa làm giảm chất lượng đậu tương tại những nơi này. Trong khi đó, mùa vụ Argentina đang ngược lại, khi thời tiết thiếu mưa tại toàn bộ các vùng sản xuất lớn đang gây ra những lo lắng đáng kể bởi đậu tương tại Argentina đang ở trong giai đoạn phát triển nhạy cảm nhất. Mặc dù chất lượng mùa vụ nhìn chung vẫn ở mức tốt, nhưng nếu thời tiết tiếp tục xấu đi, năng suất và sản lượng có thể sẽ bị giảm dự đoán trong các báo cáo tới.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 giảm mạnh so với năm ngoái. USDA dự đoán tồn kho 20/21 sẽ tiếp tục giảm thêm.

+ Tại Argentina, thuế xuất khẩu bị tăng lên khiến nguồn cung xuất khẩu ít hơn bình thường.

+ Tại Brazil, vẫn có các cuộc biểu tình và đình công, ảnh hưởng tới xuất khẩu.

+ Thời tiết mùa vụ Nam Mỹ đang có chuyển biến xấu. Mưa lớn ảnh hưởng tới giai đoạn thu hoạch tại Brazil. Thời tiết

thiếu mưa ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng mùa vụ tại Argentina.

+ Trung Quốc cho biết họ sẽ giữ nguyên cam kết mua nông sản của Mỹ.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Virus Corona đang gây ra lo ngại toàn cầu. Ngoài ra, các dịch cúm gia cầm như H5N6 và H1N1 cũng tạo ra lo ngại giảm nhu cầu TĂCN tại rất nhiều quốc gia.

+ Sản lượng đậu tương Brazil và Argentina nhìn chung vẫn được dự báo ở mức cao.

+ Đồng Real Brazil vẫn đang ở vùng giá thấp nhất trong lịch sử so với Dollar Mỹ, sẽ tạo ra nhiều lực bán từ nông dân nước này.

+ Trung Quốc chưa mua nhiều đậu tương Mỹ như kỳ vọng sau thỏa thuận thương mại.

  • Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá sẽ được hỗ trợ mức giá 880 quan trọng. Khoảng giao dịch 880 – 900 có thể sẽ được duy trì trong tuần này. Rất khó để tham gia thị trường với một chiến lược an toàn; Giaodich24 chỉ đưa ra dự báo diễn biến thị trường như sau.

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 3: Giá sẽ đi theo đậu tương, và có thể có cùng biên độ với đậu tương trong ngắn hạn. (nhiều khả năng giá sẽ diao dịch trong biên độ 290 – 297 theo xu hướng điều chỉnh giảm tiệm cận vùng giá 290)

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 3:

 

 

Ngô đóng cửa giảm nhẹ trong tuần trước và đang tiếp tục giảm thêm trong phiên sáng nay. Giá ngô tháng 3 đang trượt xuống dưới mức 375, nhưng mức giảm của quá mạnh và chưa thể coi là đã phá vỡ vùng giá hỗ trợ quan trọng này. Khoảng giao dịch 375 – 394 của ngô đã được duy trì trong vòng 3 tháng rưỡi và hiện nay không có thông tin nào đủ mạnh để giá có thể phá vỡ khoảng này.

Toàn bộ thị trường chứng khoán, hàng hóa và trong đó có thị trường CBOT đều bị tác động “bearish” bởi lo ngại về virus Corona. Hàn Quốc đang là trung tâm của sự chú ý với số lượng người nhiễm bệnh tăng vọt. Ngoài ra, Nhật Bản, Ý và Pháp cũng là các quốc gia đang có diễn biến phức tạp. Sự lây lan nhanh của virus Covid-19 đang tạo ra tâm lý lo ngại giảm nhu cầu thực phẩm và TĂCN trong thời gian tới. Điều này gián tiếp tác động “bearish” lên các mặt hàng ngũ cốc, trong đó ngô sẽ là mặt hàng bị tác động nhiều nhất.

Trong hội thảo Ag Outlook Forum tuần trước của USDA, diện tích gieo trồng ngô Mỹ dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020/21, lên mức 94.0 triệu mẫu. Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ cũng dự báo sẽ tăng lên mức 2.637 tỉ giạ, so với 1.892 năm nay và là mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Áp lực từ mức tồn kho lớn này cũng đang tạo sức ép lên giá ngô trên sàn CBOT. Nhưng Giaodich24 cho rằng đây mới chỉ là các dự đoán ban đầu và còn rất xa so với thực tế. Chỉ khi nào nông dân Mỹ bắt đầu gieo trồng ngô vào giai đoạn cuối tháng 3, khi đó chúng ta mới có được cái nhìn rõ nét hơn về mùa vụ sắp tới tại Mỹ. Giá có thể sẽ biến động mạnh hơn trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4. Tại Nam Mỹ, cũng giống như đậu tương, thời tiết đang có những chuyển biến xấu hơn trước đó. Mưa lớn tại Brazil làm ảnh hưởng tới tiến độ thu hoạch đậu tương và gián tiếp làm chậm tiến độ gieo trồng ngô vụ 2. Trong khi đó, thời tiết thiếu mưa ở Argentina sẽ gây ra nhiều lo lắng đối với mùa vụ ngô, đặc biệt là tại các bang ở phía nam nước nước.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Tại Nam Mỹ đang có những lo ngại về thời tiết tại cả Brazil và Argentina.

+ Mùa vụ ngô Nam Phi cũng đang có nhiều lo ngại, sản lượng sẽ bị giảm mạnh.

+ Mùa vụ ngô Trung Quốc đang bị đe dọa bởi sâu keo mùa thu và châu chấu.

+ Chính sách tăng nhiên liệu sinh học của Mỹ sẽ tăng sản xuất ethanol từ ngô.

+ Argentina tăng thuế xuất khẩu, sẽ khiến nguồn cung xuất khẩu giảm đi.

+ Đình công của nông dân Argentina và tài xế xe tải tại Brazil sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu ngô Nam Mỹ.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ USDA Ag Outlook Forum dự đoán nông dân Mỹ sẽ tăng diện tích trồng ngô 20/21 và tồn kho cuối vụ ở mức cao nhất từ trước tới nay.

+ Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch của USDA.

+ Dịch cúm Virus Corona vẫn tạo ra sự hỗn loạn ở Trung Quốc, nay tiếp tục diễn biến phức tạp ở Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Ấ, sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu TĂCN của các quốc gia này.

+ Dịch cúm gia cầm H5N6 đang có diễn biến xấu hơn ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn chưa bị dập tắt hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu ngô của các nước châu Á.

  • Dự đoán ngô tháng 5: Giaodich24 cho rằng giá sẽ điều chỉnh tăng hồi trở lại khu vực 380 rồi giảm lại tiệm cận vùng giá 375 trước khi có các diễn biến tiếp sau.

 

 

Lúa mỳ đóng cửa tuần trước trong sắc xanh, nhưng 2 phiên giảm mạnh vào cuối tuần đã cảnh báo xu hướng giảm có thể kéo dài sang đầu tuần này. Vào cuối tuần, các thông tin xấu hơn về virus Covid-19 tại Hàn Quốc và Nhật Bản như một gáo nước lạnh dội vào thị trường ngũ cốc toàn cầu trong sáng nay, và lúa mỳ là một trong những mặt hàng có phản ứng “bearish” mạnh nhất. Giá giảm dưới mức tâm lý 550 và hiện đang giảm về gần hỗ trợ kỹ thuật 540. So với 550, mức giá 540 là mức chặn dưới mạnh và quan trọng hơn. Nếu bật lên từ 540, xu hướng giảm sẽ bị chặn lại. Nhưng nếu giảm được dưới 540, đà giảm sẽ tiếp tục mạnh lên và giá lúa mỳ có thể giảm rất sâu trong thời gian tới. Virus Corona không chỉ phức tạp ở châu Á, mà nay đã tạo ra sự khủng hoảng thực sự tại châu Âu. Pháp và Ý đang là các quốc gia có nhiều trường hợp nhiễm bệnh, trong đó mức độ gia tăng đột biến đang diễn ra ở Ý. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới nhu cầu ngũ cốc của các nước châu Âu trong thời gian tới, đặc biệt là nhu cầu lúa mỳ. Vì thế, lúa mỳ cũng sẽ là mặt hàng bị tác động nhiều từ các thông tin liên quan tới virus Covid-19 trong thời gian tới.

Tại Mỹ, thời tiết mùa vụ lúa mỳ vụ đông nhìn chung vẫn ở mức rất kém. Các vùng hạn hán hầu như không có cải thiện đáng kể nào trong thời gian qua. Dự báo thời tiết tuần này cho thấy các vùng trồng nhiều lúa mỳ vụ đông của Mỹ sẽ vẫn thiếu mưa và tuyết. Điều này có thể khiến chất lượng tiếp tục giảm mạnh so với hồi cuối tháng 1 và thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Sẽ không có gì bất ngờ nếu USDA giảm dự báo sản lượng lúa mỳ Mỹ trong các báo cáo tới đây.     

Tại Trung Quốc, đàn châu chấu khổng lồ từ Pakistan đã áp sát biên giới và có thể sẽ tàn phá các cánh đồng lúa mỳ của quốc gia này. Còn tại châu Âu, nhìn chung thời tiết có mưa nhiều hơn được đánh giá là thuận lợi cho mùa vụ, nhưng chất lượng lúa mỳ tại Pháp và Đức vẫn đang kém hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Ag Outlook Forum dự đoán tồn kho sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ tới.

+ Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.

+ Chất lượng lúa mỳ vụ đông của Mỹ sẽ tiếp tụ bị giảm, do thời tiết không thuận lợi trong vòng hơn 1 tháng qua.

+ Sản lượng lúa mỳ Úc giảm mạnh do hạn hán. Mùa vụ châu Âu cũng có nhiều lo ngại, chất lượng lúa mỳ Pháp và Đức thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

+ Mùa vụ lúa mỳ Trung Quốc đang bị đe dọa bởi nạn châu chấu.

+ Nga có những chính sách kiểm soát và hạn chế xuất khẩu lúa mỳ trong năm 2020.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử.

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử.

+ Sản lượng lúa mỳ tại Argentina và Ấn Độ tốt hơn so với các kỳ vọng trước đó.

+ Dịch cúm Virus Corona đang có tác động tiêu cực đến thị trường ngũ cóc nói chung.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể sẽ giao dịch trong vùng giá hỗ trợ và kháng cự 540 - 563. Giaodich24 cho rằng giá sẽ có thể bật ngược trở lại khi tiệm cận vùng hỗ trợ và kháng cự trên. Nhà đầu tư quan sát và đưa ra quyết định cần căn cứ thêm diễn biến phản ứng của thị trường tại các mốc giá. Lúa mỳ nhìn chung đang có ít thông tin có thể khiến giá giảm mạnh.

Giaodich24