(Note: Các nhà đầu tư trung và dài hạn chú ý: Cân nhắc chuyển giao dịch Đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương kỳ hạn tháng 1 sang kỳ hạn tháng 3 vì đã rất gần ngày thông báo đầu tiên 31/12).

Đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đều đóng cửa tăng điểm trong tuần trước, với mức tăng khác nhau giữa các mặt hàng. Trong đó, dầu đậu nành là mặt hàng tăng nhiều nhất và lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua, nhờ đà tăng trên thị trường dầu thực vật và dầu thô. Đậu tương có mức tăng trung bình và vẫn giữ được xu hướng “bullish” trong ngắn hạn. Còn khô đậu chỉ có mức tăng rất ít, vẫn đang ở dưới trendline giảm điểm trên các biểu đồ kỹ thuật.

Trong bối cảnh không có gì đặc biệt về nguồn cung, khi giá dầu đậu nành tăng đột biến, mạnh hơn so với đậu tương, thì khô đậu sẽ yếu đi giống như trong thời gian gần đây, và ngược lại. Tại thị trường Việt Nam, giá chào basis ở mức cao, khiến các buyers dù hài lòng với mức giá CBOT hiện tại, nhưng vẫn hạn chế mua vào bởi giá flat hiện giờ không phải mức giá tốt. Để có thể tạo ra nhiều lực mua hơn, có lẽ các suppliers sẽ phải điều chỉnh giảm giá basis trong giai đoạn tháng 1.

Hiện nay, mùa vụ đậu tương Mỹ đã sớm kết thúc và năng suất sẽ được điều chỉnh trong báo cáo tháng 1 của USDA. Tuần trước, Informa giảm dự báo năng suất đậu tương Mỹ, có thể là dấu hiệu cho thấy USDA sẽ điều chỉnh giảm nguồn cung trong báo cáo tháng tới. Tuy nhiên, rõ ràng không có lý do gì để năng suất và sản lượng bị giảm mạnh trong báo cáo này và nguồn cung thế giới sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Về Mỹ - Trung, các tín hiệu tích cực hơn trong tuần trước, nhưng Trung Quốc chưa thực sự mua hàng nhiều như các cam kết trước đó. Thị trường tỏ ra thất vọng với số liệu bán hàng chỉ 126,000 tấn đậu tương trong báo cáo Daily Export Sales, nhưng cũng có những kỳ vọng rằng sau khi 2 nước đặt bút ký vào thỏa thuận thương mại, Trung Quốc sẽ mua nhiều đậu tương Mỹ hơn.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ Mỹ được USDA giữ nguyên trong báo cáo tháng 12, vẫn là mức giảm mạnh so với tồn kho năm ngoái.

+ Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm ký thỏa thuận thương mại, và Trung Quốc có thể sẽ mua nhiều đậu tương Mỹ hơn sau đó.

+ Argentina tiếp tục tăng thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành thêm 3% nữa lên mức 33%, sẽ khiến

+ Giá các loại dầu thực vật vẫn đang trên đà tăng mạnh, sẽ hỗ trợ giá dầu đậu nành tăng nhiều hơn.

+ Đồng Real Brazil đã có 3 tuần tăng giá liên tiếp, hạn chế lực bán từ nông dân Brazil.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Thu hoạch đậu tương Mỹ đã kết thúc và không gặp nhiều thiệt hại như lo ngại trước đó.

+ Mùa vụ đậu tương tại Brazil và Argentina nhìn chung ở mức tốt. Có một số lo ngại về tình trạng thiếu mưa nhưng chưa quá lớn.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có vắc-xin dập dịch. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của các buyers châu Á.

  • Dự đoán đậu tương tháng 1: Giá có thể sẽ điều chỉnh và tăng nhẹ trong vùng giá 924 - 930. Từ giờ tới khi Mỹ - Trung đặt bút ký thỏa thuận thị trường sẽ sôi động hơn.
  • Dự đoán khô đậu tháng 1: Giá sẽ đi theo đậu tương và sẽ vẫn yếu hơn đậu tương; vùng giao dịch 298.3 – 300.

 

Ngô đang có chuỗi giao dịch rất ảm đạm với các khoảng giao dịch hẹp. Kịch bản này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong vài ngày tới, khi phần lớn các traders tại châu Âu và Bắc Mỹ sẽ có kỳ nghỉ Giáng Sinh đến hết tuần. Các thông tin cơ bản mới trong tuần này cũng không được trông chờ nhiều, nên sẽ khó có thể xảy ra biến động mạnh trên sàn CBOT.

Hiện nay, thu hoạch ngô Mỹ đã kết thúc và mùa vụ đã không bị thiệt hại nhiều bởi băng giá như những lo ngại trước đó. Động thái giảm năng suất của Informa trong tuần trước có thể là dấu hiệu cho thấy USDA sẽ giảm nguồn cung ngô Mỹ trong báo cáo tháng 1 tới, nhưng mức giảm chắc chắn không nhiều và cũng không tạo ra nhiều biến động lớn đối với nguồn cung xuất khẩu thế giới.

Tại Nam Mỹ, mùa vụ ngô Brazil và Argentina có thời tiết tốt hơn trong tuần trước, nhưng tuần này sẽ lại xuất hiện những lo lắng về tình trạng thiếu mưa ở phía nam Brazil. Chất lượng mùa vụ ngô 1 tại Brazil đang không tốt, có thể ảnh hưởng tới năng suất sau này. Trong khi đó, các báo cáo về mùa vụ Argentina cũng cho thấy mùa vụ năm nay không tốt như năm ngoái.

Việc chính phủ Argentina tăng thuế xuất khẩu ngô thêm 3% nữa, nghĩa là đã tăng từ 6.7% lên 15% kể từ đầu tháng 12, sẽ ảnh hưởng tới giá basis, khiến giá flat chào bán tại các thị trường châu Á tăng cao. Điều này có thể sẽ được chiều chỉnh lại trong tháng 1, khi giá flat cao khiến lực mua từ các buyers châu Á hầu như không có.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 dự báo sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp, được giữ nguyên trong báo cáo WASDE tháng 12.

+ Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 dù tăng so với tháng trước, nhưng vẫn là năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Các vùng trồng ngô tại Brazil và Argentina có thời tiết không thuận lợi trong ngắn hạn. Mùa vụ Nam Phi gần như không thể đảo ngược.

+ Thị trường kỳ vọng nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol của Mỹ sẽ nhiều hơn.

+ Argentina tăng thuế xuất khẩu, sẽ là thông tin hỗ trợ giá tăng.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Thu hoạch ngô Mỹ đã kết thúc, và mùa vụ hầu như không bị ảnh hưởng nhiều như các lo ngại trước đó.

+ Xuất khẩu ngô Mỹ vẫn đang chậm hơn kế hoạch của USDA.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn xuất hiện các trường hợp mới ở Trung Quốc và vẫn chưa có vắc-xin dập dịch. Điều này sẽ khiến các buyers mua hàng rất thận trọng trong thời gian tới.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ biến động tăng; biên độ giao dịch 387 – 390.

 

Lúa mỳ đóng cửa đang có chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp, khi các nhóm đầu cơ chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Sau 4 phiên tăng liên tiếp với mức tăng 40 cents, rõ ràng lúa mỳ không có các thông tin cơ bản “bullish” mới nên giá khó có thể tăng nhiều hơn. Vì thế, việc giá giảm điều chỉnh trở lại là hợp lý, nhưng cũng khó giảm mạnh bởi tâm lý nhìn chung vẫn đang có những lo ngại về sản lượng ở các vùng sản xuất lớn.

Thông tin đáng chú ý nhất trong tuần trước, có lẽ là việc Hạ viện Argentina thông qua dự luật tăng thuế xuất khẩu lúa mỳ từ 12% lên 15%. Điều này có thể khiến giá lúa mỳ cho TĂCN từ Argentina tăng giá basis trong thời gian tới. Về dài hạn, tăng thuế xuất khẩu sẽ khiến nông dân gieo trồng ít đi và ảnh hưởng tới sản lượng của quốc gia này. Bên cạnh đó, việc EU Commission tăng dự báo xuất khẩu lúa mỳ của các nước châu Âu từ 26.0 lên 28.0 triệu tấn cũng là thông tin “bullish” đối với giá lúa mỳ thế giới, trong đó có sàn CBOT.

Về mùa vụ Mỹ, thời tiết đang bị đánh giá rất không tốt đối với lúa mỳ vụ đông. Cả vùng đồng bằng phía nam và các bang ở phía tây bắc đều rất thiếu mưa và ở trong tình trạng hạn hán đáng báo động. Hạn hán đang diễn ra ở Texas, Oklahoma, Kansas và cả các bang Washington, Montana và Idaho. USDA không còn báo cáo Crop Progress trong năm nay để biết được chất lượng lúa mỳ hiện tại, nhưng theo nhiều chuyên gia, chất lượng lúa mỳ trên cả nước chắc chắn đã bị giảm mạnh so với hồi cuối tháng 11 và kém hơn nhiều so với năm ngoái.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ thấp hơn năm ngoái, và bị giảm thêm trong báo cáo WASDE tháng 12.

+ Các vùng trồng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ có thời tiết không thuận lợi, hạn hán nghiêm trọng hơn và lan rộng ra, có thể đã làm giảm mạnh chất lượng mùa vụ trong 1 tháng qua.

+ Sản lượng lúa mỳ Úc vẫn bị giảm dự đoán và gần như chắc chắn sẽ ở dưới 16 triệu tấn.

+ Sản lượng lúa mỳ Argentina cũng đang lo ngại sẽ bị giảm dự báo trong thời gian tới.

+ Mùa vụ lúa mỳ Ukraina đang báo động với thời tiết hạn hán trong tháng 12.

+ Xuất khẩu lúa mỳ Mỹ đang có tiến độ khá tốt. Việc Argentina tăng thuế xuất khẩu sẽ càng tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu hơn đối với lúa mỳ Mỹ.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử.

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử. Tồn kho bất ngờ tăng trong báo cáo WASDE tháng 12.

+ Mùa vụ có chuyển biến tích cực hơn ở EU và Nga với thời tiết mưa nhiều hơn.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá có thể sẽ có điều chỉnh trong biên độ giá dự kiến 547 – 541.

 

TIN NGŨ CỐC CUỐI TUẦN TRƯỚC

• Lịch nghỉ lễ Giáng sinh 2019 của Sàn CBOT:

- Thứ ba – ngày 24/12: Sàn đóng cửa sớm lúc 1:05 sáng thứ tư 25/12.

- Thứ tư – ngày 25/12: Sàn đóng cửa cả ngày.

- Thứ năm – ngày 26/12: Sàn đóng cửa phiên sáng. Mở cửa trở lại từ phiên tối, lúc 21:30

• Báo cáo của Ủy ban châu Âu – EU Commission:

- Sản lượng lúa mỳ mềm của các nước châu Âu trong niên vụ 2019/20 lên mức 147.2 triệu tấn, so với mức 146.8 triệu tấn trong báo cáo trước. Đây là mức tăng gần 15% so với sản lượng 128.5 triệu tấn trong mùa vụ bị hạn hán năm ngoái.

- Xuất khẩu lúa mỳ của khối EU trong niên vụ 2019/20 được tăng dự báo từ 26.0 lên 28.0 triệu tấn.

- Sản lượng ngô của các nước châu Âu được EU Commission tăng dự báo từ 67.1 lên 67.8 trong báo cáo này.

• Báo cáo của Bộ nông nghiệp Ukraina:

- Xuất khẩu ngũ cốc của nước này trong tuần trước đạt 1.4 triệu tấn, nâng xuất khẩu từ đầu niên vụ 2019/20 lên mức 29.1 triệu tấn, tăng 36.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Trong đó, xuất khẩu ngô trong tuần trước đạt 1.2 triệu tấn, nâng xuất khẩu từ đầu niên vụ lên mức 10.6 triệu tấn, nhanh hơn 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Xuất khẩu lúa mỳ trong tuần trước đạt 333,000 tấn, so với mức 305,000 tấn trong tuần trước, nâng xuất khẩu từ đầu niên vụ lên mức 14.4 triệu tấn, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

• Theo hãng tư vấn Amme & Muller, xuất khẩu lúa mỳ Đức ra ngoài khối EU trong niên vụ 2020/21 dự báo đạt 2.3 triệu tấn, giảm 16% so với niên vụ 2019/20 và là mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua. Đây là mức giảm 46% so với trung bình 10 năm.

• Theo truyền thông Argentina, Hạ viện nước này đã phê chuẩn các dự luật cải cách kinh tế mà Chính phủ của tân Tổng thống Alberto Fernandez đệ trình lên, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc tăng thuế xuất khẩu các loại ngũ cốc và hạt lấy dầu của Argentina. Theo đó, thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành được đề nghị tăng từ 30% lên 33% (so với mức 26.7% của chính phủ tiền nhiệm). Thuế xuất khẩu ngô và lúa mỳ sẽ tăng từ 12% lên 15% (so với mức 6.7% của chính phủ trước).

Giaodich24