Đậu tương và khô đậu đóng cửa tăng điểm sau các báo cáo quan trọng của USDA vào đêm 10/01. Ngược lại, dầu đậu nành đóng cửa giảm điểm, trái chiều với các mặt hàng khác. Trong ngắn hạn, nếu giá đậu tương không biến động mạnh, khô đậu và dầu đậu nành sẽ tiếp tục trái chiều nhau trong thời gian tới.

Trong báo cáo WASDE tháng 1 của USDA, diện tích thu hoạch đậu tương Mỹ giảm nhẹ so với tháng 12, nhưng năng suất bất ngờ tăng dự báo lên mức 47.4 giạ/mẫu, hoàn toàn trái ngược với các dự đoán trước đó. Điều này khiến sản lượng đậu tương tăng so với tháng trước và tạo ra lực bán rất mạnh ngay sau khi báo cáo được phát hành. Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 được giữ nguyên ở mức 475 triệu giạ, cũng cao hơn so với các dự đoán trước đó. Tuy nhiên, lực bán chỉ có thể duy trì trong khoảng thời gian rất ngắn, và giá đã đảo chiều tăng trở lại vào cuối phiên. Với các số liệu trong báo cáo tháng 1, cán cân cung – cầu mùa vụ Mỹ hầu như không có thay đổi so với báo cáo tháng 12, nên giá không có lý do tăng – giảm mạnh sau đó.

Đối với các số liệu thế giới, chỉ có 1 thay đổi đáng chú ý trong báo cáo này là việc ép dầu đậu tương của Trung Quốc tăng nhẹ dự báo lên mức 85.0 triệu tấn, nhưng nhập khẩu không tăng so với tháng 12. Còn về báo cáo Grains Stocks của USDA, tồn kho quý đậu tương Mỹ cao hơn dự đoán nhưng giảm mạnh so với năm ngoái.

Nhìn chung, Giaodich24 cho rằng thị trường sẽ không biến động nhiều sau các báo cáo tháng 1 của USDA, nhưng sẽ tập trung vào thời tiết mùa vụ Brazil và Argentina trong thời gian tới. Những cơn mưa tốt hơn ở cả Brazil và Argentina sẽ giúp cải thiện chất lượng mùa vụ và giúp nông dân có thể tiến hành thu hoạch đậu tương sớm hơn trong giai đoạn cuối tháng 1 này.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ Mỹ không đổi so với tháng trước, giảm mạnh so với năm ngoái và không phải mức cao đột biến trong lịch sử.

+ Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ ký thỏa thuận thương mại trong tuần này. Sau đó Trung Quốc sẽ mua nhiều đậu tương hơn.

+ Argentina nâng thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành khiến giá basis tăng cao.

+ Giá các loại dầu thực vật vẫn ở các vùng giá cao, hỗ trợ giá dầu đậu nành.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Mùa vụ đậu tương tại Brazil và Argentina nhìn chung ở mức tốt. Thời tiết có mưa thuận lợi hơn trong tuần này.

+ Báo cáo Export Sales của USDA đang liên tục có những số liệu không tốt.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại các nước châu Á.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3:

Loại lệnh


hàng hóa

Mã hợp đồng & Kỳ hạn

Mua/Bán
(LKT or LMT)

Stop loss
(STL)

Chốt lãi
(LMT)

BUY

ZSE

ZSEH20 - Đậu Tương 03/2020

        941.00

        935.50

        948.00

Note: Trong trường hợp Trung Quốc mua đậu tương Mỹ với số lượng lớn, giá có thể tăng mạnh.

  • Dự đoán khô đậu và dầu đậu tháng 3:

Loại lệnh


hàng hóa

Mã hợp đồng & Kỳ hạn

Mua/Bán
(LKT or LMT)

Stop loss
(STL)

Chốt lãi
(LMT)

BUY

ZME

ZMEH20 - Khô Đậu Tương 03/2020

        302.00

        300.60

        304.50

SELL

ZLE

ZLEH20 - Dầu Đậu Tương 03/2020

          34.50

          34.90

          33.90

 

 

Ngô có rung lắc sau các báo cáo của USDA, với xu hướng “bullish” đang có vẻ chiếm nhiều ưu thế hơn. Lực mua kéo dài đến tận trước thời điểm đóng cửa tuần trước, và giá tiếp tục có gapup nhỏ trong phiên sáng nay. Diễn biến này trái ngược với các số liệu trong các báo cáo ngày 10/01 của USDA, nên Giaodich24 cho rằng ngô có thể sẽ giảm lại trong tuần này.

Trong báo cáo Cung – cầu tháng 1, USDA đã cập nhật các số liệu về nguồn cung mùa vụ Mỹ 2019/20, nhưng sau đó tổ chức này cho biết sẽ còn thay đổi các mức diện tích, năng suất và sản lượng trong các báo cáo tới, do nông dân Mỹ thu hoạch ngô rất chậm trong mùa vụ này. Diện tích thu hoạch ngô bị giảm nhẹ so với tháng 12, nhưng năng suất gây bất ngờ lớn khi tăng 1.0 giạ/mẫu so với báo cáo tháng trước. Điều này khiến sản lượng ngô Mỹ tăng so với báo cáo tháng 12, điều hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của thị trường. Số liệu này chỉ tạo ra rất ít lực bán sau báo cáo, và giá nhanh chóng đảo chiều tăng trở lại bởi tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 19/20 vẫn thấp hơn so với báo cáo tháng 12.

Trong báo cáo Grains Stocks, tồn kho ngô Mỹ đến hết 01/12/2019 lại là số liệu “bullish” và có lẽ thị trường đang tập trung vào số liệu này hơn. Tồn kho ngô thấp hơn khá nhiều so với dự đoán và thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy tốc độ tiêu thụ ngô tại Mỹ không quá tệ như các số liệu xuất khẩu chậm gần đây và là thông tin hỗ trợ gia tăng điểm.

Về các số liệu cung – cầu thế giới, thông tin đáng chú ý nhất là sản lượng ngô của Nga được tăng dự báo thêm 500,000 tấn. Các mức sản lượng của Argentina và Brazil đều được giữ nguyên trong báo cáo tháng 1 của USDA, nhưng đang bị các hãng tin lớn cảnh báo sẽ giảm dự đoán trong thời gian tới do thời điểm không thuận lợi.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 giảm so với báo cáo tháng 12 và là năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Tồn kho ngô Mỹ đến hết 01/12/2020 thấp hơn dự đoán và giảm mạnh so với năm ngoái.

+ Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp, thấp hơn báo cáo trước.

+ Sản lượng ngô Brazil không thuận lợi, khiến các hãng tin giảm dự đoán.

+ Thị trường kỳ vọng nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol của Mỹ sẽ nhiều hơn.

+ Argentina tăng thuế xuất khẩu, sẽ khiến nguồn cung xuất khẩu giảm đi.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ USDA bất ngờ tăng năng suất ngô Mỹ trong báo cáo tháng 1, trái ngược với các dự đoán trước đó.

+ Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch của USDA.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn chưa bị dập tắt hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu ngô của các nước châu Á.

  • Dự đoán ngô tháng 3:

Loại lệnh


hàng hóa

Mã hợp đồng & Kỳ hạn

Mua/Bán
(LKT or LMT)

Stop loss
(STL)

Chốt lãi
(LMT)

BUY

ZCE

ZCEH20 - Ngô 03/2020

        384.00

        380.00

        390.00

 

 

Lúa mỳ đóng cửa tăng điểm nhẹ trong phiên cuối tuần trước, có gapup nhỏ đầu tuần này nhưng đang giảm nhẹ trở lại. Các báo cáo ngày 10/01 của USDA có vẻ như không tác động nhiều đến xu hướng tăng điểm rõ ràng trong cả ngắn và trung hạn. Giá hợp đồng lúa mỳ tháng 3 trên sàn Chicago vẫn đang ở mức cao nhất từ cuối năm 6 năm ngoái. Giá lúa mỳ trên sàn Kansas cũng tăng lên cao nhất 6 tháng.

Trong báo cáo WASDE tháng 1, USDA tăng nhẹ dự báo sử dụng lúa mỳ cho TĂCN tại Mỹ thêm 10 triệu giạ, khiến tồn kho cuối vụ 19/20 giảm xuống mức 964 triệu giạ, thấp hơn so với các dự đoán trước đó và thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Về lý thuyết đây là số liệu “bullish” trong ngắn – trung hạn, và là điểm tựa cho xu hướng tăng trong thời gian tới. Đối với số liệu thế giới, tồn kho giảm 1.5 triệu tấn so với tháng trước, là mức giảm ít hơn các dự đoán trước đó. Trong báo cáo này, đáng chú ý là việc USDA giảm sản lượng lúa mỳ Úc từ 16.1 xuống 15.6 triệu tấn, sản lượng Nga giảm từ 74.5 xuống 73.5 triệu tấn.

Báo cáo Grains Stocks cũng là số liệu hỗ trợ giá tăng, bởi tồn kho lúa mỳ Mỹ đến hết 01/12/2019 chỉ đạt 1.833 tỉ giạ, thấp hơn nhiều so với dự đoán và tồn kho cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này cho thấy mức độ tiêu thụ lúa mỳ tại Mỹ đang giống với kế hoạch của USDA và mức tồn kho cuối vụ mà USDA đưa ra là hợp lý. Báo cáo Winter Wheat Seeding đưa ra số liệu gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử, đương nhiên cũng là thông tin “bullish” đối với thị trường.

Nhìn chung, hầu như toàn bộ các số liệu trong các báo cáo ngày 10/01 vừa qua của USDA đều có tác động “bullish” đối với lúa mỳ và có thể khiến giá tiếp tục tăng trong tuần này. Thị trường không có thông tin “bearish” nào mạnh để có thể khiến giá đảo chiều giảm lại, ngoại trừ việc các quỹ đầu cơ có thể thoát bớt trạng thái mua ròng và tạo ra lượng bán lớn.

*** CácyếutốBullish(khiếngiátăng):

+ USDA tiếp tục giảm tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ 19/20, thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

+ USDA báo cáo tồn kho quý đến hết 01/12/2019 thấp hơn so với dự đoán, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

+ USDA dự báo diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 của Mỹ ở mức thấp thứ hai trong lịch sử.

+ Sản lượng lúa mỳ Úc vẫn bị giảm dự đoán. USDA dự đoán chỉ đạt 15.6 triệu tấn.

+ Sản lượng lúa mỳ Argentina và Nga cũng đứng trước nguy cơ bị giảm sản lượng do thời tiết không tốt trong thời gian qua.

+ Xuất khẩu lúa mỳ Mỹ đang có tiến độ trung bình, đạt kỳ vọng của USDA.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử.

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử. Tồn kho giảm trong báo cáo WASDE tháng 12 ít hơn so với dự đoán.

+ Mùa vụ có chuyển biến tích cực hơn ở EU với thời tiết mưa nhiều hơn.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3:

Loại lệnh


hàng hóa

Mã hợp đồng & Kỳ hạn

Mua/Bán
(LKT or LMT)

Stop loss
(STL)

Chốt lãi
(LMT)

BUY

ZWA

ZWAH20 - Lúa Mỳ 03/2020

        559.00

        556.50

        563.00

 

 

TIN NGŨ CỐC TUẦN VỪA QUA

 

• Báo cáo Cung – cầu thế giới tháng 1 – WASDE của USDA: - Mời xem chi tiết trong file đính kèm

• Báo cáo Tồn kho quý – Grains Stocks đến hết ngày 01/12/2019 của USDA: - Mời xem chi tiết trong file đính kèm

• Báo cáo Gieo trồng lúa mỳ vụ đông – Winter Wheat Seeding của USDA: - Mời xem chi tiết trong file đính kèm

• Báo cáo Xuất khẩu – Export Sales của USDA: - Mời xem chi tiết trong file đính kèm.

• Báo cáo của Hãng tư vấn Safras e Mercado:

- Sản lượng đậu tương Brazil 2019/20 dự đoán ở mức 123.6 triệu tấn, giảm so với mức 125.5 triệu tấn trong báo cáo trước. Diện tích gieo trồng đậu tương ước tính đạt 37.0 triệu héc-ta. Năng suất tăng 1.8% so với năm ngoái, lên mức 3.354 tấn/héc-ta.

- Tổng sản lượng ngô của Brazil trong niên vụ 2019/20 được Safras dự đoán ở mức 103.2 triệu tấn, so với mức 104.1 trong báo cáo tháng trước. Diện tích gieo trồng ngô ước tính đạt 17.9 triệu héc-ta. Năng suất giảm 3.58% so với năm ngoái, xuống mức 5.752 tấn/héc-ta.

• Tổng thống Mỹ cho rằng ông sẽ đàm phán được thỏa thuận tốt hơn nếu tái đắc cử trong tháng 11 năm nay. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, chính quyền Mỹ sẽ bắt đầu đàm phán giai đoạn kế tiếp "ngay lập tức" sau khi ký thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho biết việc hoàn tất thỏa thuận "sẽ mất một thời gian nữa" và ám chỉ mình có thể có nhiều lợi thế hơn nếu tái đắc cử vào tháng 11/2020.

• Ủy ban dầu cọ Malaysia – MOPA báo cáo tồn kho dầu cọ của nước này đến cuối tháng 12/2019 đạt 2.01 triệu tấn, so với mức 2.256 triệu tấn hồi cuối tháng 11, là tháng giảm tồn kho thứ 3 liên tiếp và là mức tồn kho thấp nhất trong vòng 27 tháng qua tại Malaysia.

• Bộ nông nghiệp Trung Quốc giữ nguyên dự báo nhập khẩu đậu tương của nước này trong niên vụ 2019/20 (đến hết 30/09/2020) ở mức 87.68 triệu tấn, so với mức 82.61 triệu tấn trong niên vụ trước 2018/19 và mức 94.13 triệu tấn trong niên vụ 2017/18

 

Giaodich24