Đậu tương đóng cửa tăng điểm trong tuần trước, còn khô đậu đóng cửa với mức giảm nhẹ. Mặc dù cả 2 mặt hàng đều có nhiều lực mua hơn vào cuối tuần, nhưng xu hướng tăng điểm trên các biểu đồ kĩ thuật vẫn chưa thực sự rõ ràng. Thị trường thiếu các thông tin cơ bản “bullish” để có thể kích hoạt nhiều lệnh mua hơn. Trong khi đó, yếu tố “bearish” chính trên thị trường vẫn là việc Trung Quốc hầu như chưa mua thêm đậu tương Mỹ kể từ sau khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Chừng nào Trung Quốc còn chưa mua thêm hàng, giá đậu tương và khô đậu sẽ rất khó tăng mạnh. Trong tuần trước, đồng Real của Brazil có tuần trượt giá thứ 6 liên tiếp so với Dollar Mỹ và hiện đã xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Việc đồng nội tệ giảm giá so với Dollar Mỹ sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân nước xuất khẩu, nên có rất nhiều lệnh bán hàng của nông dân Brazil đã được kích hoạt trong tuần trước, là nguyên nhân khiến giá đậu tương vẫn đang ở mức thấp.

Đối với khô đậu, giá vẫn tiếp tục trái chiều với dầu đậu nành trong ngắn hạn. Trên thị trường dầu thực vật, giá dầu cọ Malaysia đã giảm trở lại sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp trước đó, là nguyên nhân khiến giá dầu đậu nành tiếp tục giảm điểm trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, kể từ sau khi Oil World đưa ra dự đoán giá dầu thực vật thế giới sẽ tăng trong nửa đầu năm 2020, thị trường đã tăng trở lại đáng kể, là nguyên nhân khiến khô đậu chưa thể tăng mạnh. Về báo cáo WASDE tháng 2, Reuters dự đoán USDA sẽ giảm tồn kho cuối vụ đậu tương Mỹ từ 475 xuống 443 triệu giạ.

Tồn kho cuối vụ đậu tương thế giới sẽ tăng từ 96.67 lên 96.90 triệu tấn. Sản lượng đậu tương Nam Mỹ sẽ ít thay đổi trong báo cáo này.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 giảm mạnh so với năm ngoái và Reuters dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong báo cáo tháng 2 này.

+ Mùa vụ đậu tương Brazil và Argentina có một số vùng bị thiếu mưa, nhưng sản lượng chưa bị giảm dự đoán nhiều trong các báo cáo gần đây.

+ Argentina nâng thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành khiến nguồn cung xuất khẩu ít hơn các kỳ vọng trước đó.

+ Indonesia áp thuế xuất khẩu dầu cọ, sẽ tạo ra sự khan hiếm nguồn cung xuất khẩu trong thời gian tới.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Mùa vụ đậu tương tại Brazil và Argentina nhìn chung vẫn ở mức tốt. Thời tiết có mưa thuận lợi hơn trong tuần này.

+ Căng thẳng Ấn Độ và Malaysia khiến giá dầu cọ giảm rất mạnh, tác động “bearish” đối với toàn bộ thị trường hạt lấy dầu.

+ Đồng Real Brazil trượt giá xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với Dollar Mỹ, sẽ kích hoạt nhiều lệnh bán của nông dân nước này.

+ Trung Quốc chưa mua nhiều đậu tương Mỹ như kỳ vọng sau thỏa thuận thương mại.

+ Dịch Virus Corona và H5N1 sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng TĂCN của Trung Quốc.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại các nước châu Á.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá có thể sẽ tăng nhẹ trong tuần này. Nếu USDA giảm tồn kho cuối vụ nhiều hơn dự đoán của Reuters, đậu tương có thể tăng mạnh hơn, hướng tới vùng giá 890.

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 3: Giá sẽ đi theo đậu tương, nhưng vẫn trái chiều với dầu đậu nành trong ngắn hạn. Dự đoán giá có thể sẽ tăng nhẹ trong tuần này, nhờ tâm lý mua hàng thật nhiều hơn.

 

Ngô đóng cửa tăng nhẹ trong tuần trước, nhờ lực mua xuất hiện nhiều trong 2 ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá ngô tháng 3 vẫn đang hoàn toàn ở trong khoảng giao dịch 375 – 394 và duy trì xu hướng đi ngang trước đó. Các thông tin cơ bản không có gì mới và bất ngờ, nên ngô sẽ rất khó có biến động trong ngắn – trung hạn. Cuối tuần trước, các hãng tin lớn như Bloomberg và Agricensus đều đăng tin về việc Việt Nam đang ở giai đoạn thiếu nguồn cung ngô và khô đậu trong thời gian tới. Điều này có thể sẽ khiến các buyers Việt Nam buộc phải mua hàng các tháng gần 3 – 4 – 5 do thời gian pricing đang ngày càng sát hơn. Từ tháng 11 tới nay, khi giá CNF tại Việt Nam tăng rất mạnh, các buyers chỉ mua một lượng hàng nhỏ, bởi giá CNF được chào ở mức cao nếu so với giá mua hàng trung bình trong cả năm 2019. Đến đầu năm 2020, khi dịch tả heo châu Phi đã dần được kiểm soát, nhu cầu TĂCN cho nửa đầu năm 2020 đã trở nên sáng sủa hơn. Các nhà máy TĂCN hiện nay đều đã tự tin hơn và muốn mua nguyên liệu cho giai đoạn tháng 4 – 5 – 6 – 7. Tuy nhiên, giá chào bán ở vẫn ở mức cao, nên lượng mua hàng vẫn rất ít. Chủ yếu, các buyers Việt Nam mới chỉ mua được hết nhu cầu tháng 3 cho ngô và khô đậu.

Trong báo cáo WASDE tháng 2 của USDA sẽ được phát hành vào đêm 11/02, Reuters dự đoán USDA sẽ giảm nhẹ tồn kho cuối vụ ngô Mỹ từ 1.892 xuống 1.864 tỉ giạ. Tồn kho cuối vụ ngô thế giới dự báo sẽ hầu như không thay đổi ở mức 297.19 triệu tấn, so với 297.81 trong báo cáo tháng 1. Các mức sản lượng của Nam Mỹ có thể sẽ không thay đổi nhiều trong báo cáo tháng này. Nhìn chung, mùa vụ ngô Brazil và Argentina đều đang ở mức trung bình, nên sẽ không có nhiều biến động trong các dự đoán sản lượng trong vài tuần tới.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp và Reuters dự báo tiếp tục giảm trong báo cáo tháng 2 của USDA.

+ Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Thời tiết mùa vụ ngô Brazil và Argentina không ở mức lý tưởng như năm ngoái.

+ Mùa vụ ngô Nam Phi cũng đang có nhiều lo ngại, sản lượng liên tục bị giảm dự đoán.

+ Thị trường kỳ vọng nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol của Mỹ sẽ nhiều hơn.

+ Argentina tăng thuế xuất khẩu, sẽ khiến nguồn cung xuất khẩu giảm đi.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch của USDA.

+ Dịch cúm Virus Corona đang bị lo ngại sẽ lây lan trên diện rộng, sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng ngô, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Trung Quốc.

+ Dịch cúm gia cầm H5N1 nếu bùng phát sẽ ảnh hưởng tới đàn gà của Trung Quốc, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ngô cho sản xuất TĂCN.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn chưa bị dập tắt hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu ngô của các nước châu Á.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ vẫn đi ngang với khoảng giao dịch lớn hơn là 375 – 394. Giá có thể sẽ tăng điểm nhẹ trong tuần này, nếu báo cáo của USDA giảm các mức tồn kho đúng như dự đoán.

 

Lúa mỳ đóng cửa tăng điểm nhẹ trong tuần trước với khoảng giao dịch trung bình do thị trường không có thông tin cơ bản đặc biệt. Mở cửa tuần này, lúa mỳ không có gap và đang giảm nhẹ trong phiên sáng nay. Vào đêm mai, USDA sẽ phát hành báo cáo Cung – cầu thế giới tháng 2, dự kiến sẽ tạo ra biến động mạnh hơn trên thị trường sau đó. Trong tuần trước, lúa mỳ đã bật lên từ hỗ trợ tâm lý 550 và cũng bật lên từ đường xu hướng – trendline tăng điểm kỹ thuật trong ngắn – trung hạn, nên xu hướng của giá lúa mỳ trên sàn Chicago vẫn thiên về tăng điểm. Trên thị trường cũng có nhiều thông tin hỗ trợ giá tăng hơn, như sản lượng giảm rất mạnh do hạn hán nghiêm trọng ở Úc; chất lượng lúa mỳ vụ đông của Mỹ liên tục giảm mạnh do thời tiết khô hạn; chính phủ Nga can thiệp và có chính sách hạn chế xuất khẩu ngũ cốc; xuất khẩu lúa mỳ Pháp gặp khó khăn về logistics do đình công; thời tiết tại Ukraina không thực sự tốt;….Các thông tin “bullish” này mạnh hơn các thông tin “bearish” như sản lượng tăng ở Ấn Độ, Argentina; dịch tả heo châu Phi và virus Corona ảnh hưởng tới nhu cầu lúa mỳ. Vì thế, Giaodich24 vẫn duy trì nhận định rằng lúa mỳ sẽ tiếp tục ở trong xu hướng tăng điểm trong ít nhất 1 – 2 tuần tới.

Về báo cáo WASDE sẽ được USDA phát hành ngày mai, Reuters dự đoán tồn kho cuối vụ Mỹ sẽ được USDA giảm nhẹ từ 965 xuống 954 triệu giạ. Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới cũng sẽ bị giảm nhẹ từ 288.08 xuống 287.44 triệu tấn. Đây sẽ là các thông tin “bullish” trước thời tiết ra báo cáo và nếu số liệu ra đúng dự đoán, giá lúa mỳ có thể sẽ tăng nhẹ sau đó.

*** Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ thấp hơn so với năm ngoái, dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong báo cáo tháng 2 của USDA.

+ Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.

+ Chất lượng lúa mỳ vụ đông của Mỹ liên tục giảm mạnh do thời tiết khô hạn.

+ Sản lượng lúa mỳ Úc bị giảm dự đoán xuống dưới 16 triệu tấn, ảnh hưởng tới nguồn cung xuất khẩu thế giới.

+ Nga có những biện pháp kiểm soát và hạn chế xuất khẩu lúa mỳ trong năm 2020.

+ Đình công gây ảnh hưởng tới quá trình xuất khẩu lúa mỳ của Pháp.

*** Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử.

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử.

+ Mùa vụ Argentina đã thu hoạch xong và không bị thiệt hại nhiều như các lo ngại trước đó. Sản lượng lúa mỳ Ấn Độ dự báo sẽ đạt kỷ lục.

+ Dịch cúm Virus Corona đang có tác động tiêu cực đến thị trường ngũ cóc nói chung.

=> Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá lúa mỳ vẫn nằm trong kênh tăng kể từ tháng 8 năm 2019 và hiện đang nhận sự hỗ trợ tốt từ vùng giá 547 - 550 trước thời điểm USDA phát hành báo cáo tháng 2.

Giaodich24