Đậu tương chỉ đóng cửa với mức tăng nhẹ trong ngày hôm qua, do xuất hiện nhiều lực bán hơn trong phiên tối. Kể từ sau khi kết thúc chuỗi 9 phiên giảm liên tiếp trước đó, đậu tương vẫn giao dịch với kịch bản: tăng khá tốt trong phiên sáng, nhưng giảm lại vào phiên tối và đóng cửa với mức tăng nhẹ. Chính vì vậy, dù đang hướng đến chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, nhưng mức tăng nhỏ và xu hướng đảo chiều của đậu tương vẫn chưa thực sự rõ ràng. Theo Giaodich24, trong tối qua, Một phần lực bán đến từ tin đồn Trung Quốc mua đậu tương Brazil, một phần vẫn đến từ lo ngại virus Corona sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và nhập khẩu của Trung Quốc. Hôm qua, USDA chi nhánh Brazil cũng tăng sản lượng đậu tương của nước này lên mức 124.5 triệu tấn, theo đúng chiều hướng tăng dự đoán của các hãng tin lớn trong thời gian gần đây. Động thái này cho thấy mùa vụ đậu tương Brazil năm nay rất tốt và những lo ngại hạn hán ở phía nam đã được bù đắp bởi thời tiết thuận lợi tại bang Mato Grosso và là thông tin “bearish” đối với thị trường.

Khô đậu đóng cửa giảm điểm phiên thứ 7 liên tiếp và tiếp tục tạo mức đáy mới trên các biểu đồ tháng gần. Giá khô đậu đang trái ngược với dầu đậu nành, khi dầu đậu nành có phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Đà tăng này do giá dầu cọ Malaysia tăng hơn 5% trong ngày hôm qua, dựa trên những lo ngại giảm sản lượng ở cả Malaysia và Indonesia trong thời gian tới. Sau báo cáo của Oil World vào cuối tuần trước, dự báo giá dầu thực vật thế giới sẽ tăng trong nửa đầu năm 2020, giá dầu cọ và dầu đậu nành đã liên tục tăng điểm. Chính điều này đã khiến giá khô đậu liên tục giảm trong vài ngày qua, và các hợp đồng tháng 5 và tháng 7 đều đã ở sâu dưới mức 300. Với vùng giá CBOT 293 và basis ở trên 30 USD một chút, Giaodich24 cho rằng các buyers Việt Nam nên tiến hành pricing hợp đồng tháng 5 và một phần hợp đồng tháng 7 ở vùng giá hiện tại.

Tối nay, báo cáo Export Sales của USDA chắc chắn sẽ có tác động rất mạnh đối với giá đậu tương. Thị trường sẽ quan tâm tới số liệu bán hàng của Mỹ, và đặc biệt là số liệu bán hàng sang Trung Quốc. Kể từ sau khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/01 tới nay, Trung Quốc hầu như chưa mua thêm đậu tương Mỹ. Tối qua, Bloomberg dẫn các nguồn tin thị trường cho biết Trung Quốc đã mua ít nhất 1 triệu tấn đậu tương Brazil kể từ đầu tuần tới nay do giá rẻ hơn đậu tương Mỹ. Đây là thông tin “bearish” và nếu xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục chậm trong thời gian tới, đậu tương sẽ khó tăng mạnh lên trên 900 trong ngắn – trung hạn.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá có thể sẽ đóng cửa tăng điểm trong ngày hôm nay và tiếp tục tín hiệu đảo chiều trong ngắn hạn.

  • Dự đoán khô đậu tháng 3: Giá sẽ tăng trở lại theo đậu tương. Nếu có nhiều lực mua hàng thật hơn, khô đậu có thể chấm dứt chuỗi 7 phiên giảm liên tiếp. (duy trì chiến lược ngày 6.2.2020)

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 3

 

Ngô đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua, nhưng vẫn đang ở trong khoảng giao dịch lớn 375 – 394, nên phiên giảm điểm này không có nhiều ý nghĩa về mặt xu hướng. Lực bán xuất hiện nhiều hơn vào phiên tối qua, đã khiến giá khá yếu trong sáng nay và tiếp tục giảm nhẹ. Tuy nhiên, Giaodich24 cho rằng ngô không có lý do gì để giảm mạnh trong ngắn hạn. Thời tiết mưa nhiều tại Nam Mỹ ban đầu là thông tin tốt đối với các mùa vụ ngô tại Argentina và Brazil. Tuy nhiên, dự báo thời tiết hôm nay cho thấy lượng mưa rất lớn có thể sẽ gây ra tình trạng ngập úng ở cả Brazil và Argentina. Điều này sẽ vừa ảnh hưởng tới tiến độ gieo trồng ngô vụ 2 tại Brazil, và cũng ảnh hưởng tới chất lượng ngô tại Argentina, nên không phải là thông tin “bearish” đối với sàn CBOT.

Trong ngày hôm qua, EIA báo cáo sản lượng ethanol của Mỹ tăng trong tuần trước, và lợi nhuận sản xuất đã tăng trở lại mức dương. Tuy nhiên, biên lợi nhuận vẫn hẹp và tồn kho ethanol ở mức cao kỷ lục là các thông tin “bearish” đối trọng lại, nên báo cáo này không có nhiều tác động đối với thị trường. USDA chi nhánh Ukraina tăng dự báo sản lượng ngô nhưng lại giảm dự báo xuất khẩu của nước này trong niên vụ 2019/20, do nhu cầu sử dụng ngô cho sản xuất TĂCN trong nước tăng lên. Ngoài ra, Ukraina cho biết quá trình xuất khẩu ngô của nước này sang Trung Quốc dự kiến sẽ không bị gián đoạn bởi virus Corona, cho thấy có ít khả năng Trung Quốc mua ngô Mỹ trong thời gian tới.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá sẽ tiếp tục giao dịch lình xình với khoảng hẹp trong ngày hôm nay. Nhưng số liệu bán hàng trong báo cáo Export Sales sẽ quyết định giá tăng hay giảm.

 

Lúa mỳ đóng cửa tăng điểm trong ngày hôm qua và đang tiếp tục tăng nhẹ trong phiên sáng nay, hướng đến phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Sau khi bật lên từ hỗ trợ tâm lý 550 và đườn trendline tăng điểm ngắn – trung hạn, việc lúa mỳ tiếp tục tăng thêm cũng không có gì bất ngờ.
Trong ngắn hạn, các thông tin cơ bản của lúa mỳ vẫn đang thiên về “bullish”, với sản lượng giảm mạnh ở Úc; lo ngại về chất lượng lúa mỳ vụ đông cửa Mỹ; Nga hạn chế xuất khẩu; Pháp gặp khó khăn về xuất khẩu do đình công kéo dài của nhân viên ngành đường sắt. Đây đều là các thông tin “bullish” quan trọng, sẽ khiến lúa mỳ duy trì xu hướng tăng điểm trong thời gian tới.

Hôm qua, USDA chi nhánh Thổ Nhĩ Kỳ dự báo sán lượng lúa mỳ của nước này chỉ đạt 17.5 triệu tấn, thấp hơn dự đoán của USDA. USDA chi nhánh Ukraina tăng dự báo sản lượng lúa mỳ của nước này, nhưng lại giảm dự báo xuất khẩu trong niên vụ 2019/20 do sử dụng lúa mỳ để sản xuất TĂCN trong nước tăng lên. Stats Canada báo cáo tồn kho lúa mỳ Canada đến hết năm 2019 đạt 24.98 triệu tấn, so với mức 24.54 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Informa tăng dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới, nhưng mức tăng hoàn toàn đến từ sản lượng Trung Quốc, nên cũng không phải là thông tin có tác động mạnh đối với thị trường.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá sẽ tiếp tục tăng điểm 3 – 5 cents trong ngày hôm nay và sẽ duy trì xu hướng tăng điểm nhẹ này trong thời gian tới.

 

Giaodich24