Đậu tương vẫn tiếp tục giảm điểm trong ngày hôm qua, đã là phiên giảm điểm thứ 8 liên tiếp, là chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ cuối tháng 4 năm nay. Các lo ngại về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn đang áp đảo thị trường và khiến đậu tương không có nhiều lực mua dù giá đã ở vùng thấp nhất trong vòng 3 tháng. Trong khi đó, khô đậu đóng cửa tăng điểm trái chiều với đậu tương trong ngày hôm qua, có lẽ nhờ tâm lý mua hàng thật của các buyers châu Á, trong đó có Việt Nam. Giá khô đậu tháng 1 và tháng 3 trên sàn CBOT đều ở dưới 300, sẽ kích hoạt rất nhiều lệnh mua của các nhà máy TĂCN. Mặc dù vậy, theo thông tin của Giaodich24, do giá basis vẫn ở mức rất cao, nên các nhà máy tại Việt Nam mới chỉ tiến hành mua vào một phần, chưa mua toàn bộ hàng cần mua cho các shipments tháng 1 – 2 –3.

Đến phiên sáng nay, cả đậu tương và khô đậu đều có gapup và tăng điểm nhẹ, sau số liệu ép dầu tăng mạnh trong báo cáo tháng này của USDA. Ngoài ra, việc đồng Real Brazil đã tăng giá trở lại so với Dollar Mỹ cũng đã phần nào hạn chế lực bán của nông dân Brazil, sau giai đoạn ồ ạt bán ra vừa qua. Trong tối hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ Brazil và Argentina, do các nước này chủ động phá giá động nội tệ. Động thái này có thể sẽ khiến chính phủ Brazil và Argentina phải đưa ra các biện pháp tăng giá đồng nội tệ trở lại, qua đó sẽ giúp đồng Real và Peso mạnh lên, hạn chế lực bán của nông dân nước này ra thị trường quốc tế. Đây có thể sẽ là yếu tố giúp đà giảm của đậu tương bị chặn lại và giá có thể hồi phục trong vài phiên tới.

Báo cáo Export Inspections tối qua đưa ra số liệu giao hàng đậu tương giảm so với tuần trước nhưng không phải số liệu giao hàng kém. Hiện nay, thị trường lo ngại về tiến độ bán hàng nhiều hơn là tiến độ giao hàng nên báo cáo này có ít tác động đến giá CBOT. Báo cáo Crop Progress cũng đã không còn tác động đến thị trường, khi thu hoạch về lý thuyết đã kết thúc và mùa vụ Mỹ sẽ không còn lo ngại về thời tiết xấu trong khoảng 1 tuần tới.

Tại Nam Mỹ, cả Brazil và Argentina đều sẽ có mưa nhiều hơn trong vòng 48 giờ tới, giúp cải thiện độ ẩm đất tại các vùng gieo trồng đậu tương lớn. Tuy nhiên, Argentina sẽ khô ráo trong nửa sau của tuần này, còn phía nam Brazil cũng sẽ tạnh mưa vào cuối tuần. Đây là những vùng vẫn có lo ngại về hạn hán, mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng cũng không phải điều kiện lý tưởng cho mùa vụ năm nay. Nếu giai đoạn không mưa kéo dài 1 – 2 tuần, thị trường sẽ có nhiều lo lắng hơn và đây có thể là yếu tố “bullish” tiềm ẩn, khiến giá tăng điểm trong thời gian tới.

  • Dự đoán đậu tương tháng 1: Giá vẫn đang ở trạng thái “bearish” với chuỗi giảm điểm rất dài. Cần phải có 1 phiên tăng điểm chấm dứt chuỗi giảm này, thì đậu tương mới có thể tăng hồi phục trở lại.
  • Dự đoán khô đậu tháng 1: Giá sẽ đi theo đậu tương trong vài phiên tới. Nếu đậu tương chấm dứt chuỗi giảm và hồi phục trở lại, khô đậu sẽ tăng theo.

 

Ngô đóng cửa tăng nhẹ không đáng kể trong phiên hôm qua và giá vẫn đang ở gần mức hỗ trợ quan trọng 381. Thị trường ít biến động trong ngắn hạn, nhưng trên biểu đồ kĩ thuật đang dần xuất hiện tín hiệu đảo chiều, sau khi giá trượt lên trên đường trendline giảm điểm kỹ thuật. Các thông tin cơ bản của ngô sẽ khá ít trong giai đoạn này, và sự chú ý của thị trường sẽ dần chuyển từ mùa vụ Mỹ sang mùa vụ Nam Mỹ, đặc biệt là khi Brazil bắt đầu gieo trồng ngô vụ 2 vào tháng 1 năm sau.

Trong báo cáo Crop Progress rạng sáng nay của USDA, tiến độ thu hoạch ngô tăng khá chậm trong tuần qua, do bão tuyết và mưa lớn cản trở công việc của nông dân Mỹ. Hiện nay, vẫn còn 11% diện tích chưa thu hoạch, nghĩa là khả năng bị thiệt hại vẫn có nếu băng giá xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần tới. Tuy nhiên, với thời tiết khô ráo trong tuần này, thu hoạch có thể sẽ tăng tốc thêm 5 – 6% nữa, là tỉ lệ bị thiệt hại của ngô sẽ giảm đi rất nhiều. Điều thị trường lo lắng hiện nay là trong đợt bão tuyết và băng giá tuần trước, có bao nhiêu diện tích ngô bị ảnh hưởng và năng suất có bị ảnh hưởng nhiều hay không. Có lẽ chính vì lo lắng này, mà giá ngô đã tăng điểm trở lại trong vài phiên gần đây.

Bên cạnh mùa vụ Mỹ, mùa vụ Nam Mỹ cũng chưa thực sự lý tưởng đối với mùa vụ ngô năm nay. Các vùng sản xuất ngô lớn tại phía nam Argentina và phía nam Brazil đều có ít mưa hơn những nơi khác, khiến chất lượng mùa vụ thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu. Trong báo cáo tuần trước, AgroConsult đã giảm dự báo sản lượng ngô của Brazil, là minh chứng rõ ràng nhất cho những lo ngại này. Đây có thể sẽ là yếu tố “bullish” tiềm ẩn, có thể đẩy giá lên bất kỳ lúc nào trong thời gian tới.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong vài phiên tới, với mức tăng 2 – 3 cents mỗi phiên.

 

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua, điều chỉnh lại sau phiên tăng mạnh bất thường vào cuối tuần trước. Đến sáng nay, mặc dù có gapup nhưng lúa mỳ vẫn tiếp tục giảm điểm thêm tiệm cận vùng giá hỗ trợ 534 và có thể bật nhẹ.

Tối qua, ABARES đa giảm dự báo sản lượng lúa mỳ Úc xuống còn 15.85 triệu tấn, tương đồng với khoảng dự đoán 14.5 - 16.0 triệu tấn của thị trường hiện nay. Tín hiệu này cho thấy USDA có thể sẽ giảm mạnh sản lượng lúa mỳ Úc trong báo cáo Cung – cầu tháng 12 sắp tới. Các báo cáo về thu hoạch tại Úc đều thấp hơn so với các dự đoán trước đó, thiệt hại ghi nhận nhiều nhất ở New South Wales và Western Australia. Những cơn mưa nhỏ trong 1 – 2 tuần qua không giúp gì cho năng suất.

Tại Mỹ, báo cáo Crop Progress tuần này đã không còn các số liệu về mùa vụ lúa mỳ Mỹ. Với dự báo thời tiết khô ráo trong 3 – 5 ngày tới, vùng đồng bằng phía nam sẽ vẫn ở trong tình trạng hạn hán, có thể tiếp tục làm giảm chất lượng lúa mỳ vụ đông cả nước. Lo ngại đang rất lớn ở Texas và Okalahoma, và đây có thể sẽ là yếu tố “bullish” nhất trong thời gian tới, giúp giá lúa mỳ trên cả 3 sàn của Mỹ đều có được xu hướng tăng điểm.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 12: Giá có thể giảm nhẹ điều chỉnh trong hôm nay, nhưng sẽ vẫn ở trong khoảng 525 – 550. Xét về các yếu tố cơ bản, lúa mỳ có nhiều thông tin tăng điểm hơn.

Giaodich24