Đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đóng đóng cửa tăng điểm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2020. Diễn biến giao dịch bình thường, không có nhiều điểm đặc biệt trong ngày hôm qua, và có thể cũng sẽ giao dịch ảm đạm trong cả ngày hôm nay. Báo cáo Export Sales lúc 21:30 tối nay có thể sẽ là yếu tố tạo đột biến trên thị trường, nếu số liệu bán hàng cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với dự đoán. Có nhiều hãng tin đang kỳ vọng sẽ có các hợp đồng mua hàng lớn của Trung Quốc trong báo cáo tối nay, dù không có hợp đồng lớn nào trong các báo cáo Daily Export Sales trong thời gian vừa qua. Giao dịch có thể sẽ sôi động trở lại kể từ đầu tuần sau, khi toàn bộ traders quay trở lại sau 2 kỳ nghỉ lễ dài ngày liên tiếp, và các dự đoán trước báo cáo WASDE và Tồn kho quý tháng 1 sẽ được Reuters phát hành vào đầu tuần sau.

Báo cáo Ép dầu tháng 11 của USDA đưa ra số liệu khá thất vọng, giảm so với tháng 10 và cũng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Đây là số liệu “bearish” và đang khiến giá giảm trong phiên sáng hôm nay. Trong khi đó, các thông tin về Mỹ - Trung không có gì mới trong 24 giờ qua. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/01 tới. Trước đó, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Mỹ vào tuần này, và thị trường kỳ vọng sẽ có những hợp đồng mua nông sản lớn được ký kết trong vòng 1 – 2 tuần tới.

Ngày hôm qua, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các quy định hải quan về nhập khẩu đậu tương từ các nước ở biên giới phía bắc như Nga, Kazakhstan và Ukraina. Đây là động thái giảm phụ thuộc vào nguồn cung đậu tương nhập khẩu từ Mỹ và Nam Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục thi hành các chính sách khuyến khích nông dân trồng nhiều đậu tương trong nước. Hiện nay, các nước ở khu vực biển Đen cũng đều muốn gieo trồng nhiều đậu tương hơn, bởi cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc tốt hơn nhiều so với vài năm trước.

Về mùa vụ Nam Mỹ, tiến độ gieo trồng đậu tương tại Argentina và Brazil năm nay đều chậm hơn năm ngoái, nhưng mức chậm hơn không quá lớn và không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng. USDA Brazil vẫn dự đoán sản lượng đậu tương của nước này ở mức kỷ lục 123.5 triệu tấn, cao hơn các dự đoán của USDA và CONAB. Thời tiết vào cuối tuần này sẽ có những cơn mưa tốt hơn ở Argentina, trong khi bang Mato Grosso, bang có sản lượng đậu tương lớn nhất tại Brazil vẫn đang có thời tiết rất thuận lợi. Lo ngại duy nhất tại Brazil đang xuất hiện ở các bang phía nam là Parana và Rio Grande do Sul, khi lượng mưa trong tháng 12 thấp hơn mức cần thiết rất nhiều. Dự báo thời tiết trong 1 – 2 tuần tới tại 2 bang này cũng cho thấy lượng mưa thấp, có thể sẽ khiến lo ngại về chất lượng mùa vụ ngày càng nhiều hơn.

Hôm qua, giá dầu cọ Malaysia tiếp tục tăng thêm 2%, sau khi Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu và USDA chi nhánh Malaysia giảm dự báo sản lượng dầu cọ 2019/20 của nước này. Đà tăng của dầu cọ có thể khiến dầu đậu nành tăng mạnh hơn, và giá khô đậu sẽ yếu hơn trong thời gian tới.

  • Dự đoán đậu tương tháng 3: Giá có thể sẽ điều chỉnh giảm sâu, tuy nhiên su hướng tăng vẫn là chủ đạo, biên độn giao động dự kiến 948 – 960.
  • Dự đoán khô đậu tháng 3: Giá có thể sẽ yếu hơn tuy nhiên xu hướng tăng vẫn được duy trì; vùng giá dự kiến 302.5 – 306.
  • Dự đoán dầu đậu tương tháng 3: Xu hướng tăng sẽ tiếp diễn; vùng giá giao động dự kiến 34.8 – 35.35.

 

Ngô đóng cửa tăng điểm nhất nhất trên sàn CBOT trong ngày hôm qua, là điều tương đối bất ngờ bởi ngô chỉ đi ngang với các khoảng rất hẹp trong vòng 3 tuần gần đây. Kể từ sau báo cáo WASDE tháng 12 của USDA, ngô hầu như không có thông tin cơ bản quan trọng nào, khiến giá chỉ đi ngang với diễn biến lình xình.

Thị trường đang dồn sự chú ý tới các báo cáo quan trọng sẽ được USDA phát hành vào ngày 10/01 tới đây. Đầu tiên là báo cáo Crop Production, với số liệu gần chính xác nhất về sản lượng mùa vụ Mỹ 2019/20. Các hãng tin lớn đều cho rằng USDA sẽ giảm năng suất và sản lượng ngô Mỹ trong báo cáo này. Qua đó, báo cáo WASDE tháng 1 có thể sẽ điều chỉnh giảm tồn kho cuối vụ ngô Mỹ so với báo cáo tháng 12. Đây sẽ là tâm lý “bullish” chính trên thị trường trước ngày ra báo cáo. Ngoài ra, báo cáo Grains Stocks, tồn kho quý đến hết 01/12/2019 cũng sẽ là số liệu quan trọng, giúp thị trường đánh giá liệu mức tồn kho cuối vụ USDA đang dự đoán có hợp lý hay không.

Rạng sáng nay, báo cáo chế biến ngũ cốc của USDA cho biết mức sử dụng ngô cho sản xuất nhiên liệu có cồn của Mỹ trong tháng 11 tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu ethanol nhiều hơn sau khi chính phủ Mỹ cam kết mức 16 tỷ Gallons, có thể sẽ tiếp tục khiến nhu cầu sử dụng ngô cho sản xuất ethanol tăng lên trong thời gian tới và là thông tin “bullish” đối với giá ngô trên sàn CBOT.

  • Dự đoán ngô tháng 3: Giá có thể sẽ giảm nhẹ và tiếp diễn xu hướng tăng ở vùng giá hỗ trợ: 388.5 – 389.5 và tăng lên thăm dò vùng đỉnh cũ 392.

 

Lúa mỳ đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua, với diễn biến giao dịch với khoảng hẹp. Giá tăng – giảm chủ yếu do nhóm đầu cơ, chứ không bị ảnh hưởng bởi các thông tin cơ bản mới.

Thời tiết lúa mỳ vụ đông tại Mỹ vẫn đang có tác động “bullish” đối với giá lúa mỳ trên cả 3 sàn tại Mỹ là Chicago, Kansas và Minneapolis. Hiện nay, hạn hán đang ngày càng nghiêm trọng hơn và lan rộng ra khắp các bang Texas, Oklahoma và Kansas. Ngoài ra, khu vực phía tây bắc cũng đang có hạn hán nghiêm trọng ở Washington và ảnh hưởng tới một phần của Montana và Idaho. Vì thế, các hãng tin lớn đều dự đoán chất lượng lúa mỳ Mỹ đã bị giảm rất mạnh so với báo cáo Crop Progress cuối cùng của USDA vào cuối tháng 11 năm ngoái. Mức giảm có thể lên tới 10 – 15% tốt – tuyệt vời trong vòng hơn 1 tháng qua. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các dự đoán của USDA về năng suất và sản lượng lúa mỳ Mỹ trong thời gian tới.

Tại các vùng sản xuất lớn khác, thời tiết tại Úc và Argentina không thể đảo ngược tình trạng hạn hán nghiêm trọng trước đó. Những cơn mưa tốt hơn trong tuần này sẽ không giúp chất lượng hồi phục lại và sản lượng của 2 nước này chắc chắn sẽ còn bị giảm thêm trong các báo cáo tới. Thời tiết tại Ukraina vẫn bị đánh giá là thiếu mưa, trong khi Nga sẽ có mưa nhiều hơn trong tuần này. Thời tiết tại châu Âu ở mức bình thường, không có gì đặc biệt.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 3: Giá có thể sẽ giao dịch giằng co với khoảng hẹp tiệm cận vùng hỗ  trợ 557 và có thể trăng trở lại ngay sau đó lên vùng giá 564.

 

TIN NGŨ CỐC 24 GIỜ QUA

• Báo cáo Ép dầu và chế biến ngũ cốc của USDA:

- Ép dầu đậu tương của Mỹ trong tháng 11 đạt 5.24 triệu tấn (175 triệu giạ), so với 5.62 triệu tấn (187 triệu giạ) trong tháng 10 và 5.34 triệu tấn (178 triệu giạ) cùng kỳ năm ngoái.

- Tồn kho dầu đậu nành cuối tháng 11 của Mỹ đạt 1.880 tỉ pounds, so với 1.820 cuối tháng 10; và 1.900 tỉ pounds cùng kỳ năm ngoái.

- Tổng mức sử dụng ngô cho sản xuất nhiên liệu cồn trong tháng 11 đạt 457 triệu giạ, so với 437 trong tháng 10; và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Sản lượng DDGs của Mỹ trong tháng 11 đạt 1.88 triệu tấn; so với mức 1.86 trong tháng 10 và giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

• Báo cáo của USDA chi nhánh Brazil:

- Sản lượng đậu tương 2018/19 của nước này bị giảm xuống mức 116.0 triệu tấn, thấp hơn mức 117.0 triệu tấn trong báo cáo tháng 12 của USDA. Xuất khẩu đậu tương Brazil 2018/19 ước tính đạt 73.0 triệu tấn, so với mức 72.8 theo dự đoán của USDA.

- USDA chi nhánh Brazil giữ nguyên dự báo sản lượng đậu tương 2019/20 của nước này ở mức 123.5 triệu tấn, cao hơn mức 123.0 triệu tấn trong báo cáo của USDA, và là mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Xuất khẩu đậu tương Brazil 2019/20 dự đoán chỉ đạt 75.0 triệu tấn, thấp hơn mức 76.3 triệu tấn trong báo cáo tháng 12 của USDA..

• Báo cáo của USDA chi nhánh Malaysia:

- Sản lượng dầu cọ 2018/19 của nước này dự đoán ở mức 20.81 triệu tấn, so với mức 21.0 triệu tấn trong báo cáo chính thức của USDA, và mức 19.68 triệu tấn năm ngoái. Xuất khẩu dầu cọ 2018/19 ước tính đạt 18.33 triệu tấn, cao hơn mức 17.50 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 12. Các số liệu về niên vụ 2018/19 được USDA điều chỉnh lại dựa trên báo cáo cuối mùa vụ 2018/19 của Ủy ban dầu cọ Malaysia – MOPA.

- Sản lượng dầu cọ 2019/20 dự đoán ở mức 20.6 triệu tấn, thấp hơn mức 21.2 triệu tấn trong báo cáo tháng 12 của USDA. Sản lượng giảm dự đoán do thời tiết khô hạn ở các vùng gieo trồng lớn tại Malaysia. Xuất khẩu dầu cọ 2019/20 của Malaysia dự báo đạt 18.2 triệu tấn, cao hơn mức 18.0 trong báo cáo của USDA.

Giaodich24.vn