Kết thúc tuần giao dịch 12/04 – 18/04, các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT đồng loạt đóng của trong sắc xanh, trong đó, đáng chú ý nhất là mức tăng rất mạnh gần 7% của giá dầu đậu tương.

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7 kết thúc tuần trước tăng 1.73% nhờ việc tồn kho đậu tương của Trung Quốc tiếp tục giảm bất chấp số lượng các lô hàng được vận chuyển tới đây tăng. Về xuất khẩu, hãng tư vấn ANEC cũng đã tăng dự báo xuất khẩu đậu tương trong tháng 4 của Brazil so với dự báo trước. Một yếu tố nữa cũng sẽ có tác động hỗ trợ giá trong thời gian tới đó là khả năng xảy ra một cuộc biểu tình mới của Hiệp hội công nhân ép dầu SOEA.

Ngay trong sáng nay, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7 đã mở cửa với mức gap up 8 cents phần lớn bởi thông tin hoạt động xuất khẩu đậu tương của Brazil sẽ có thể bị gián đoạn. Điều này diễn ra trong bối cảnh công ty Petrobras được cho là đã tạm dừng hoạt động của các tàu trở hàng tại cảng Rio Grande. Hiện tại đang là giai đoạn cao điểm đối với xuất khẩu đậu tương tại Brazil, do đó, bất kỳ yếu tố nào gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng cũng sẽ có tác động nhất định tới giá của mặt hàng này. Tuy nhiên, trong tháng 3 lượng đậu tương được xuất khẩu qua cảng này chỉ ở mức 650,000 tấn, tương đương 5% tổng khối lượng 13.5 triệu tấn.

Về mặt kỹ thuật, giá đậu tương đáng tiếp tục hướng đến vùng kháng cự 1450. Giá có thể test lại mức này trong đầu tuần nhưng xác suất để có thể vượt lên là không cao.

Giá khô đậu tương kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tuần với mức tăng nhẹ 0.22%, theo đà tăng của giá đậu tương. Giá có thể test lại mức kháng cự 410 trong đầu tuần này, nhưng xác suất vượt lên được là không quá cao.

Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tuần trước tăng rất mạnh 6.5%, chủ yếu vẫn do nguồn cung dầu thực vật eo hẹp, cùng với đầ tăng mạnh của giá dầu thô. Về mặt kỹ thuật, đường MACD cắt lên trên đường Signal và đường Tenkan cắt lên trên đường Kijun cho thấy một tín hiệu quá tích cực về xu hướng tăng của dầu đậu. Giá có thể test lại mức kháng cự 55 cents trong đầu tuần này.

Giá ngô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tuần với mức tăng xấp xỉ 2%, chủ yếu do lo ngại về thời tiết mùa nụ ở Trung Tâm và Tại Biển Đen, bất chấp việc quyết định hạn chế đi lại đối với các tàu chiến nước ngoài tại vùng Biển Đen sẽ không ảnh hưởng tới eo biển Kerch, thông tin này vẫn sẽ khiến bên bán thận trọng hơn do căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine là yếu tố mang rủi ro tiềm ẩn lên nguồn cung ngô từ đây.

Đối với thời tiết, bang Parana tại miền nam Brazil được dự báo sẽ hoàn toàn khô ráo trong những ngày tới làm gia tăng lo ngại về chất lượng của ngô vụ 2 được gieo trồng tại đây. Trong khi đó tại khu vực Midwest của Mỹ, việc thiếu mưa, và nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng tới tiến độ phát triển của ngô vụ mới và sẽ là yếu tố hỗ trợ giá ngô trong tuần này. MXV News dự đoán, giá có thế test lại mức kháng cự tâm lý 600 trong tuần này.

Giá lúa mỳ kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tuần trước tăng mạnh hơn 2%. Giá vẫn đang tiếp tục tăng trong sáng nay nhờ lo ngại về nguồn cung, trong bố cảnh căng thăng leo thang giữa Nga và Ukraine. Giá vẫn đang tiếp tục tăng mạnh khi thị trường hoạt động trở lại đầu tuần này.

Ở chiều tích cực hơn, mưa đã trở lại với các khu vực gieo trồng lúa mỳ tại Pháp, Đức sau khi hai nước này đã chứng kiến một tuần khá khô ráo. Còn tại Nga, các khu vực gieo trồng lúa mỳ chính tại miền Nam nước này sẽ tiếp tục có mưa trong những ngày tới. Trong khi đó, các khu vực gieo trồng chính của Ukraine cũng sẽ có mưa trở lại sau hai ngày cuối tuần khô ráo.

Hiện tại, giá lúa mỳ vẫn đang tiếp tục với xu hướng tăng nhẹ, một phần do lo ngại về việc điều kiện thời tiết tại khu vực đồng bằng phía nam của Mỹ sẽ hoàn toàn khô ráo trong những ngày tới. MXV News dự đoán, giá lúa mỳ có thể chuyển lên vùng 660 – 670 trong tuần này.

Nguồn: mxvnews.com