Ngô đóng cửa tuần trước với mức tăng mạnh 3.11%, đánh dấu tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp. Các yếu tố cơ bản tác động đến giá ngô, cũng giống hết với đậu tương, chủ yếu do thời tiết bất lợi tại các nước Nam Mỹ và nhu cầu tăng cao của Trung Quốc khi số lượng đàn lợn tăng mạnh vào cuối năm.
Trong cuối tuần vừa rồi, thông tin đáng chú ý nhất với thị trường ngô là việc các công ty sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ yêu cầu tổng thống đắc cử Joe Biden áp đặt một tiêu chuẩn trên toàn quốc để giảm lượng khí thải carbon và nhiều khả năng sẽ được thông qua, do chính sách của Đảng Dân chủ thiên về việc bảo vệ môi trường. Đây sẽ là thông tin rất tích cực đối với ngô do nhu cầu ethanol sẽ được hỗ trợ đáng kể trong thời gian tới, và giúp giá ngô vẫn tiếp tục tăng mạnh trong sáng nay sau khi gapup.
Thị trường bắt đầu chuyển sang giao dịch chủ yếu với hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 3/2021 bắt đầu từ tuần này, và mức kháng cự sắp tới mà giá đang hướng tới là mức 440. Áp lực chốt lời cũng sẽ là yếu tố cản trở chính với giá ngô trước khi thị trường nghỉ Lễ Tạ ơn, tuy nhiên giá ngô hoàn toàn có thể tiếp tục tăng đến mức kháng cự trên khi kết thúc tuần này.
DỰ ĐOÁN GIÁ:
Ngô tháng 3 (ZCH21): Giá ngô đang tiếp tục hướng về mức 440 trong tuần này, xác suất để giá giảm lại về dưới 430 hiện không cao.
PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):
MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.
StochF đang hướng lên, vừa vào vùng quá mua.
RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.
Bollingerbands đang hướng lên với khoảng mở rộng.
=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” trong cả ngắn hạn và trung hạn.
Lúa mỳ đang giằng co quanh vùng giá quan trọng 670 (2 ngày trước)
Ngô bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu suy yếu (2 ngày trước)
Nhóm sản phẩm đậu tương có thể suy yếu trong phiên hôm nay (2 ngày trước)
Ngô vẫn chưa có dấu hiệu suy yếu trong ngắn hạn (3 ngày trước)
Lúa mỳ có thể hướng về mức hỗ trợ 650 trong hôm nay (3 ngày trước)
Đậu tương có thể đi ngang với khoảng hẹp trong phiên hôm nay (3 ngày trước)