Ngô đóng cửa tuần trước với mức tăng lên đến hơn 7%, mạnh nhất trong nhóm nông sản. Đây cũng đã là tuần tăng thứ 6 liên tiếp của mặt hàng này và tổng cộng giá ngô đã tăng gần 25% chỉ sau đúng 1 tháng.

Tương tự như với đậu tương, tác động mạnh nhất đến giá ngô chính là việc USDA tiếp tục giảm dự báo tồn kho ngô cuối niên vụ 20/21 của Mỹ tháng thứ 5 liên tiếp. Trong báo cáo Cung – cầu tháng 1, USDA dự báo con số này chỉ ở mức 1.55 tỷ giạ, so với mức 1.7 tỷ giạ trong báo cáo tháng 12. Không chỉ vậy, tồn kho ngô thế giới niên vụ 20/21 cũng bị giảm dự báo đi 5.2 triệu tấn và sản lượng ngô các nước Nam Mỹ bị giảm dự báo tổng cộng 2.5 triệu tấn, đã giúp giá ngô có phiên chạm limit đầu tiên kể từ tháng 12/2019 đến nay.

Sang tuần này, thời tiết dự báo sẽ thiếu hụt lượng mưa trong 10 ngày tới ở đồng bằng La Pampas của Argentina và bang Rio Grande do Sul của Brazil tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá ngô. Tuy nhiên các hoạt động vận tải được nối lại kèm theo việc chính quyền Argentina đã dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế xuất khẩu ngô sẽ là yếu tố “bearish” rất mạnh. Trong khi đó, giá dầu thô thế giới có xu hướng điều chỉnh, có thể sẽ khiến lượng ngô phục vụ sản xuất ethanol suy giảm trong tuần này.

Nhập khẩu ngô Trung Quốc trong năm 2020 đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 11.3 triệu tấn, gấp rưỡi so với mức hạn ngạch 7.2 và tăng rất mạnh so với chỉ 2.2 triệu tấn trong năm 2019. Con số này có thể củng cố dự báo của USDA trong báo cáo Cung – cầu tháng 1 đối với nhập khẩu ngô của Trung Quốc, sau khi cơ quan này tiếp tục tăng dự báo thêm 1 triệu tấn, lên mức 17.5 triệu tấn.

Bên cạnh đấy, việc Ukraine có thể áp hạn ngạch xuất khẩu ngô trong khoảng thời gian còn lại của niên vụ 20/21 (hết tháng 9 năm nay) đang là thông tin rất đáng chú ý. Trong tuần trước, các hiệp hội chăn nuôi của nước này đã đề xuất hạn chế xuất khẩu ở mức 22 triệu tấn, và Bộ Kinh tế sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 25/01 tới đây. Bất kể con số này cao hơn hay thấp hơn đề nghị thì đây vẫn sẽ là thông tin “bullish” mạnh với giá ngô, khi mà nguồn cung đang eo hẹp trên toàn cầu.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho ngô thế giới niên vụ 20/21 dự báo ở mức 283.8 triệu tấn thấp hơn 5.2 triệu tấn so với báo cáo tháng 12.
  • Tồn kho ngô Mỹ cuối vụ 20/21 dự báo ở mức 1.55 tỉ giạ, thấp hơn so với mức 1.7 trong báo cáo tháng 12.
  • IGC giảm 13 triệu tấn đối với dự báo sản lượng ngô thế giới 20/21 so với báo cáo tháng 12.
  • Thời tiết được dự báo sẽ khô hạn trong tuần này tại các vùng gieo trồng ở Nam Mỹ.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Cuộc biểu tình kết thúc tại Argentina sau khi chính phủ gỡ bỏ hạn mức xuất khẩu ngô.
  • Chính phủ Mexico thúc đẩy việc loại bỏ sự phụ thuộc vào ngô biến đổi gen.
  • Sản lượng ethanol của Mỹ có thể giảm trở lại trong tuần này sau khi tăng nhẹ 6,000 thùng/ngày trong tuần trước.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 3 (ZCH21): Giá ngô đang giảm nhẹ trong sáng nay và nhiều khả năng giá sẽ giằng co với biên độ 5 cents quanh mức 530 phiên hôm nay.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Midwest, có tuyết rải rác tại một số bang phía bắc trong hôm nay, thời tiết khô ráo trở lại từ ngày mai.
    • Tại Brazil, tại miền trung, Mato Grosso tiếp tục có mưa trong những ngày tới với lượng vừa, tạo điều kiện cho sự phát triển của cây đậu tương tại đây. Tại miền nam, Parana tiếp tục có mưa với lượng khá lớn trong khi thời tiết tại Rio Grande do Sul có mưa tại các khu vực phía bắc. Hiện chưa có các số liệu cụ thể về tác hại của lượng mưa không đồng đều trong thời gian qua đến năng suất ngô được trồng tại đây.
    • Tại Argentina, thời tiết hoàn toàn khô ráo tại các khu vực gieo trồng chính. Sự xuất hiện của những cơn mưa tại Argentina trong tuần qua đã hỗ trợ hoạt động gieo trồng đậu tương của nông dân tại đây. Lượng mưa trong vài tuần tới là cần thiết để tránh bất kỳ tác động nào đến năng suất tiềm năng của ngô và đậu tương tại đây.
  • USDA Cung – cầu tháng 1: Tồn kho ngô thế giới niên vụ 20/21 thấp hơn so với báo cáo trước. ()
  • USDA Cung – cầu tháng 1: Tồn kho ngô Mỹ cuối vụ 2020/21 tiếp tục giảm so với tháng trước. ()
  • USDA Grain Stocks: Tồn kho ngô thấp hơn so với mức dự đoán trung bình. ()
  • USDA Export Inspections: Giao hàng ngô tăng nhẹ so với tuần trước. ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng ngô tăng 92% so với tuần trước và tăng 34% so với trung bình 4 năm. ()
  • IGC: Sản lượng ngô thế giới 2020/21 dự báo đạt 1.133 tỉ tấn, giảm 13 triệu tấn so với dự báo trước. ()
  • Mỹ: Sản lượng ethanol tăng lên mức 941,000 thùng/ngày. ()
  • Brazil: Safras ước tính bán hàng ngô vụ hai đã đạt 25.2% sản lượng dự kiến. ()
  • Brazil: Xuất khẩu ngô trong tuần đầu tháng 1 ước tính đạt 641,315 tấn. ()
  • Brazil: ANEC dự báo xuất khẩu ngô trong tháng 1 đạt 2.12 triệu tấn. ()
  • Brazil: CONAB giảm dự báo sản lượng ngô niên vụ 2020/21 xuống còn 102.3 triệu tấn. ()
  • Brazil: Cuộc đình công vào đầu tháng 2 sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng ngô. ()
  • Argentina: Cuộc biểu tình kết thúc sau khi chính phủ gỡ bỏ hạn mức xuất khẩu ngô. ()
  • Argentina: Ủy ban Rosario ước tính sản lượng ngô niên vụ 20/21 ở mức 46 triệu tấn. ()
  • Argentina: Sở giao dịch Buenos Aires Exchange của Argentina (BAGE) cho biết tiến độ gieo trồng ngô hiện đạt khoảng 90.9%. ()
  • Argentina: Chính phủ xóa bỏ hạn mức xuất khẩu ngô 30,000 tấn/ngày. ()
  • Argentina: Nông dân sẽ vẫn biểu tình mặc cho chính sách xuất khẩu mới. ()
  • Trung Quốc: Bộ Nông nghiệp nâng dự báo nhập khẩu ngô niên vụ 2020/21 lên 10 triệu tấn. ()
  • Trung Quốc: Sản lượng ngô trong năm 2020 ổn định ở mức 260.67 triệu tấn. ()
  • Trung Quốc: Nhập khẩu ngô trong năm 2020 ước tính đạt 11.3 triệu tấn. ()
  • EU: Sản lượng ngô tại EU đạt 63.6 triệu tấn trong năm nay. ()
  • EU Commission: Nhập khẩu ngô từ đầu niên vụ 2020/21 đã đạt 8.93 triệu tấn. ()
  • Pháp: Dự báo tồn kho ngô cuối niên vụ 2020/21 tại Pháp ở mức 1.9 triệu tấn. ()
  • Nga: Chính phủ cân nhắc việc áp thuế xuất khẩu ngô trong hai tháng tới. ()
  • Ukraine: Xuất khẩu ngô trong năm 2020 ước tính đạt 27.95 triệu tấn. ()
  • Ukraine: Xuất khẩu ngô từ đầu niên vụ 20/21 ước tính đạt 10.52 triệu tấn. ()
  • Ukraine: Hiệp hội chăn nuôi yêu cầu hạn chế xuất khẩu ngô ở mức 22 triệu tấn. ()
  • Ukraine: Giá ngô xuất khẩu tại biển Đen tăng lên mức cao nhất trong 7 năm. ()
  • Mexico: Chính phủ thúc đẩy việc loại bỏ sự phụ thuộc vào ngô biến đổi gen. ()
  • Việt Nam: Nhập khẩu ngô tháng 12 giảm mạnh 11.7% so với tháng 11. ()
  • Đồng Real Brazil quay đầu tăng 2.36% sau khi đã giảm mạnh hơn 4% trong tuần trước đó. ()

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 3 (ZCH21): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 540 ; 550
  • Hỗ trợ: 520 ; 515

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trên xu hướng “bullish” trung hạn.