Lúa mỳ kết thúc tuần trước cũng tăng mạnh 3.6% theo đà tăng chung của nhóm nông sản. Giá lúa mỳ đã tăng liên tiếp trong đầu tuần do thời tiết khô hạn tại các khu vực gieo trồng chính ở Mỹ các nước biển Đen, nhưng đảo chiều giảm trong hai phiên cuối tuần do các số liệu “bearish” từ báo cáo Cung – cầu thế giới tháng 10 của USDA kêt hợp tâm lý chốt lời của giới đầu cơ.

Thời tiết khô hạn tại Ukraina và Nga tiếp tục ảnh hưởng lớn đến tiến độ gieo trồng, khi các dự báo thời tiết mới nhất vẫn chưa cho thấy dấu hiệu cải thiện đáng kể nào trong tuần này. Những cơn mưa tại phía tây Ukraina trong tuần qua không thể khiến tiến độ gieo trồng lúa mỳ được đẩy mạnh do 75% sản lượng chính nằm ở các bang phía đông. Trong khi đó thời tiết khô ráo hoàn toàn tại Nga có thể khiến diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông sụt giảm. Cụ thể, hãng tư vấn SovEcon cho biết, những bất lợi về thời tiết có thể làm giảm diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông tại nước này từ 10 – 15%, và con số này có thể sẽ còn tăng lên nếu tình trạng hạn hán còn tiếp diễn.

Tồn kho lúa mỳ thế giới 20/21 được dự báo mới nhất trong báo cáo WASDE tháng 10 ở mức 321.45 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với báo cáo tháng 9, thay vì giảm 2 triệu tấn như các dự đoán trước đó của thị trường là thông tin bất ngờ nhất và tác động mạnh mẽ lên giá lúa mỳ ngay sau khi được công bố. Tuy nhiên, thông tin này dường như chỉ tác động được trong ngắn hạn. Điều quan trọng hiện nay vẫn là nông dân sẽ chưa bán hàng khi mà thời tiết còn bất lợi, trong khi đó các quốc gia nhập khẩu cần nhanh chóng mua hàng trước khi Nga công bố hạn ngạch xuất khẩu niên vụ tới, và khả năng lớn sẽ còn đẩy giá lên cao hơn nữa.

Giá lúc mỳ vẫn đang tiếp tục tăng trong sáng nay và đang giằng có ở sát dưới vùng giá 600. Mặc dù có thể mức giá này hiện tại đang đóng vai trò kháng cự, nhưng sẽ không còn là mức cản mạnh như thời gian trước, và nhiều khả năng giá lúa mỳ sẽ sớm vượt lên được mức trên trong tuần này.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ 20/21 trong báo cáo WASDE tháng 10 ở mức 883 triệu giạ, thấp hơn so với dự đoán trung bình của thị trường và mức 925 triệu giạ trong báo cáo tháng 9.
  • Thời tiết khô hạn tại vùng đồng bằng phía nam của Mỹ đang gây ra nhiều lo ngại đối với mùa vụ lúa mỳ năm nay.
  • Tốc độ gieo trồng lúa mỳ tại Ukraina dù được cải thiện trong tuần vừa rồi nhưng vẫn đang chậm hơn so với mức trung bình 5 năm trở lại đây.
  • Nga dự kiến sẽ đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ nửa cuối niên vụ 20/21 trong tháng 10.
  • Sản lượng lúa mỳ của Canada 20/21 trong báo cáo WASDE 10 được giảm dự báo 1.0 triệu tấn, so với báo cáo tháng 9, về mức 35.0 triệu tấn.
  • Sản lượng lúa mỳ của Ukraina 20/21 trong báo cáo WASDE 10 được giảm  dự báo 2.0 triệu tấn, so với báo cáo tháng 9, về mức 25.0 triệu tấn.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới 20/21 trong báo cáo WASDE tháng 10 ở mức 321.45 triệu tấn, cao hơn so với dự đoán trung bình của thị trường và mức 319.37 triệu tấn trong báo cáo tháng 9.
  • Sản lượng lúa mỳ của Nga 20/21 trong báo cáo WASDE 10 được tăng dự báo 5.0 triệu tấn, so với báo cáo tháng 9, lên mức 83.0 triệu tấn.
  • Hiện tượng La Nina chắc chắn sẽ xảy ra trong năm nay giúp hỗ trợ mùa vụ lúa mỳ Úc.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ vẫn đang giằng co trong vùng giá 595 – 600, nhưng Giaodich24 cho rằng giá có thể sẽ vượt lại mức 600 trong tuần này.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 600 ; 615
  • Hỗ trợ: 590 ; 575

=> Mô hình kĩ thuật đang trong giai đoạn điều chỉnh trên xu hướng “bullish” ngắn hạn.

**Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo**