Lúa mỳ tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp trong ngày hôm qua, với tổng mức tăng trong 2 ngày lên đến gần 5%. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga sẽ chuẩn bị các biện pháp để bình ổn giá lương thực nội địa, sau khi Tổng thống Vladimir Putin chỉ trích các quan chức về vấn đề giá cả gia tăng chóng mặt trên các loại hàng hóa thiết yếu như bánh mỳ và bột mỳ. Đây đang là yếu tố hỗ trợ lớn nhất cho giá lúa mỳ trong thời điểm hiện tại, bên cạnh việc đồng Dollar Mỹ đang tiếp tục duy trì ở vùng thấp nhất trong 2.5 năm trở lại đây.
Trong báo cáo WASDE tháng 12, USDA cũng đã giảm dự báo tồn kho lúa mỳ 20/21 của thế giới gần 4 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng lúa mỳ của Úc và Nga niên vụ 20/21 lại được tăng thêm tổng cộng 2 triệu tấn, nên các tác động này bù trừ lẫn nhau đối với giá lúa mỳ CBOT. Do đó, việc mua hàng của các nước nhập khẩu chính sẽ có tác động lớn đến giá lúa mỳ ở thời điểm hiện tại. Nếu không được hỗ trợ từ các thông tin này, có khả năng lực bán kỹ thuật và tâm lý chốt lời sẽ lại khiến giá lúa mỳ giảm mạnh trong phiên hôm nay.
DỰ ĐOÁN GIÁ:
Lúa mỳ Chicago tháng 3 (ZWH21): Giá lúa mỳ có thể sẽ tiếp tục biến động mạnh trong khoảng giá 585 – 605 trong hôm nay. Xác suất đóng cửa trên mức 600 hiện không cao.
TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG 24 GIỜ QUA:
PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):
MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.
StochF đang hướng lên, ở dưới đường trung bình.
RSI đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.
Bollingerbands đang hướng xuống với khoảng mở rộng
=> Mô hình kĩ thuật đang phục hồi lại trên xu hướng “bearish” ngắn hạn.
Ngô đang giằng co mạnh quanh mức giá tâm lý quan trọng 500 (20 giờ trước)
Lúa mỳ đang hướng lại về mức kháng cự quan trọng 650 (20 giờ trước)
Lúa mỳ đang test lại mức hỗ trợ quan trọng 650 (3 ngày trước)
Ngô có thể dao động với khoảng giá 515 – 525 trong hôm nay (3 ngày trước)
Đà giảm của nhóm đậu tương có thể chậm lại trong tối nay (3 ngày trước)