Lúa mỳ là mặt hàng giảm mạnh nhất trong nhóm nông sản tuần vừa rồi, chủ yếu do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ và nông dân tại các nước sản xuất chính đẩy mạnh bán hàng. Kết hợp với việc đồng Dollar tăng mạnh khiến giá lúa mỳ CBOT trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, khiến cho giá giảm về dưới mức hỗ trợ tâm lý quan trọng 600. Và cũng tương tự với diễn biến của giá ngô, việc mất mốc hỗ trợ này đã tạo ra nhiều lực bán kỹ thuật khiến giá lúa mỳ có gapdown trong sáng nay.

Tuy nhiên, thời tiết tuần này tại các vùng gieo trồng chính ở Mỹ và các quốc gia biển Đen nhìn chung khá bất lợi, đang là yếu tố hỗ trợ cho lúa mỳ khiến cho giá vẫn đang giằng co ở mức mở cửa. Việc giá lúa mỳ giảm rất mạnh trong thời gian vừa qua có thể khiến các quốc gia nhập khẩu chính tranh thủ đẩy mạnh mua hàng trong tuần này, đặc biệt là với bối cảnh lo ngại về an ninh lương thực khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Chính phủ Nga vẫn chưa công bố hạn ngạch xuất khẩu trong nửa cuối niên vụ 20/21, đang khiến cho thi trường mất đi lực hỗ trợ quan trọng với giá lúa mỳ. Việc đại dịch Covid-19 bùng phát lại có thể khiến Nga cân nhắc kỹ lưỡng hơn về mức hạn ngạch này, dù sản lượng năm nay tương đối dồi dào.

Các nguồn tin thị trường cho biết Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc mở rộng tăng công suất dự trữ các loại nông sản, đặc biệt là ngô và lúa mỳ. Và mới đây nhất chính phủ nước này phải bán 2.7 triệu tấn lúa mỳ trong kho dự trữ cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuối trong nước khi mà nguồn cung ngô eo hẹp đã đẩy giá ngô nội địa nước này tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc chắc chắn chính phủ Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu 2 mặt hàng trên trong thời gian tới. Và kết hợp với việc đẩy mạnh thực hiện cam kết thương mại đã ký hồi đầu năm với Mỹ, sẽ là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho giá lúa mỳ CBOT.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Thời tiết khô hạn trong tuần này tại vùng đồng bằng phía nam Mỹ.
  • Nga và Ukraina dự báo sẽ có rất ít mưa trong khoảng 10 ngày tới.
  • Nga dự kiến sẽ đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ nửa cuối niên vụ 20/21 trong thời gian tới.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Đồng Dollar Mỹ tăng mạnh khiến giá lúa mỳ CBOT trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Thời tiết thuận lợi tại Argentina và Úc giúp mùa vụ phát triển ổn định trước khi bắt đầu bước vào thu hoạch từ giữa tháng này.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ có thể sẽ dao động với biên độ 5 cents quanh mức 630 một vài phiên tới, trước khi chính phủ Nga công bố hạn ngạch.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá có gapdown sau đó giằng co quanh mức mở cửa trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.

RSI đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình

  • Kháng cự: 600 ; 620
  • Hỗ trợ: 580 ; 560

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bearish” mạnh trong ngắn hạn.