Lúa mỳ đóng cửa hầu như không đổi trong phiên hôm qua, với diễn biến tăng mạnh trong đầu phiên sáng và giảm trong phần lớn thời gian còn lại của phiên. Ảnh hưởng chủ yếu lên giá lúa mỳ trong ngày hôm qua đến từ việc giá lúa mỳ xuất khẩu ở khu vực biển Đen đã giảm trở lại sau 4 tuần tăng liên tiếp và chất lượng được cải thiện đối với lúa mỳ vụ đông tại Mỹ.

Việc chính phủ Nga trì hoãn công bố hạn ngạch đang gây sức ép khá lớn lên giá lúa mỳ trên thị trường, và khiến giá lúa mỳ đang giảm mạnh trở lại trong sáng nay. Trung Quốc mặc dù sẽ tăng nhập khẩu để bổ sung dự trữ lúa mỳ và ổn định lại giá ngô nội địa, nhưng các số liệu bán hàng mới nhất cho thấy nước này đang mua nhiều lúa mỳ từ châu Âu. Xuất khẩu lúa mỳ của Pháp sang Trung Quốc trong tháng 10 vừa rồi đạt mức cao nhất kể từ niên vụ 2009/10 với 524,000 tấn, chiếm đến 75% tổng lượng xuất khẩu của nước này ra ngoài khu vực EU. Thông tin này đã có tác động “bearish” phần nào đến giá lúa mỳ CBOT do áp lực cạnh tranh.

Tuy nhiên thời tiết vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho giá lúa mỳ thế giới, do thời tiết khô vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo đối với vùng đồng bằng phía nam của Mỹ và các quốc gia khu vực biển Đen trong thời gian tới, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của lúa mỳ tại đây.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ đang dao động trong vùng giá 600 – 620 và có thể sẽ duy trì xu hướng này trong một vài phiên tới để chờ thêm các thông tin cơ bản.

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ đang giảm mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở dưới đường trung bình.

RSI đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình

  • Kháng cự: 620 ; 630
  • Hỗ trợ: 600 ; 590

=> Mô hình kĩ thuật đang tiếp tục đi ngang trong giai đoạn điều chỉnh trên xu hướng “bullish” trung hạn.