Lúa mỳ đóng cửa tuần vừa rồi chỉ tăng rất nhẹ, dù đã tăng rất mạnh vào giữa tuần, nhưng lại giảm toàn bộ sau đó. Việc đóng cửa vượt lại mức kháng cự tâm lý 600 có thể coi là một dấu hiệu tích cực với giá lúa mỳ, nhất là trong trường hợp ông Biden thắng cử.
Tuy nhiên trong sáng nay, giá lúa mỳ bất ngờ giảm mạnh do thời tiết thuận lợi tại vùng Đông Bắc và đồng bằng phía nam của Mỹ giúp cho chất lượng mùà vụ lúa mỳ dang diễn ra tại đây được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đấy, thời tiết thuận lợi tại Úc cũng sẽ giúp đẩy mạnh tiến độ thu hoạch đang diễn ra tại đây. Năm nay là năm được mùa đầu tiên của Úc sau 3 năm liền hạn hán, vì thế mức sản lượng được đẩy ra thị trường trong thời điểm sắp tới dự kiến sẽ rất lớn, gây áp lực lên giá lúa mỳ tại các khu vực khác, trong đó có giá lúa mỳ CBOT.
Thời tiết bất lợi tại Nga và Ukraina hiện tại đang là yếu tố cân bằng lại, khi cả 2 nước này được dự báo sẽ không có mưa trong tuần này. Đồng Dollar sẽ còn tiếp tục suy yếu do các tác động từ chính sách của Đảng Dân chủ khi lên nắm quyền, cũng là yếu tố hỗ trợ đối với giá lúa mỳ.
Tiếp tục là một tuần chờ đợi mà vẫn chưa có bất cứ thông tin nào từ chính phủ Nga về hạn ngạch xuất khẩu. Việc thiếu đi các yếu tố “bullish” mạnh đang khiến giá lúa mỳ có phần suy yếu trong ngắn hạn. Vì thế, giá có thể tiếp tục giằng co ở mức 600 trong phiên hôm nay để chờ thêm các thông tin cơ bản mới.
DỰ ĐOÁN GIÁ:
Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ có thể sẽ dao động với biên độ 5 cents quanh mức 600 trong phiên hôm nay.
PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):
MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.
StochF đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.
RSI đang hướng xuống, vừa cắt qua đường trung bình.
Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình
=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bearish” trong ngắn hạn.