Lúa mỳ là mặt hàng tăng mạnh nhất trong nhóm nông sản trong tuần trước với mức tăng hơn 6%. Diễn biến này chủ yếu đến từ 2 phiên đột biến cuối tuần, dẫn dắt bởi mức tăng chung của cả thị trường nông sản và hoạt động mạnh của quỹ đầu cơ. Tổng cộng các quỹ đã bổ sung thêm 27,000 hợp đồng mua ròng chỉ trong 2 phiên này, nâng tổng vị thế mua ròng đang nắm giữ lên gần 44,000 hợp đồng, gấp đôi so với tuần trước đó. Mức tăng này khá bất thường trong bối cảnh thị trường không có quá nhiều thông tin có thể hỗ trợ giá tăng mạnh.

Thời tiết khô hạn đang tác động xấu đến tiến độ gieo trồng lúa mỳ vụ đông ở các nước xung quanh khu vực biển Đen, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chưa quá nặng và hoàn toàn có thể cải thiện trong thời gian tới nếu có mưa trở lại. Hãng tư vấn SovEcon cho biết, khu vực Krasnodar của Nga hiện đang có độ ẩm đất ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Và nếu không đủ mưa trong giai đoạn tới thì nông dân sẽ được khuyến khích chuyển sang gieo trồng lúa mỳ vụ xuân.

Nhìn chung về dài hạn, lúa mỳ chưa có yếu tố nào khiến giá có thể tiếp tục mạnh lên. Các quốc gia nhập khẩu chính đã mua hàng phần lớn trong nửa đầu tuần trước. Trong khi đó xuất khẩu lúa mỳ từ các quốc gia cạnh tranh với Mỹ đều đang gia tăng trong thời gian gần đây, tạo áp lực lớn lên giá lúa mỳ CBOT. Hiện tại các cơn mưa lớn ở miền nam do ảnh hưởng còn lại của bão Sally có thể khiến chậm lại hoạt động xuất khẩu để hỗ trợ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên sau đó, khi các hoạt động này trở lại bình thường và các quỹ không còn đẩy mạnh vào thị trường thì rất có thể lúa mỳ sẽ lại biến động mạnh theo hướng tiêu cực.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Thời tiết vùng đồng bằng phía nam của Mỹ đang không thuận lợi cho việc gieo trồng lúa mỳ vụ đông.
  • Sản lượng lúa mỳ của Argentina 20/21 giảm 1 triệu tấn trong báo cáo WASDE.
  • Các quốc gia ở biển Đen như Ukraina và Nga cũng đang phải gieo trồng mùa vụ lúa mỳ mới trên điều kiện đất khô, khá rủi ro cho năng suất niên vụ tới.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Tồn kho lúa mỳ thế giới niên vụ 20/21 tăng thêm gần 3 triệu tấn lên 319.37 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 9.
  • DIện tích trồng lúa mỳ vụ đông của Mỹ niên vụ 21/22 được Tạp chí Farm Futures dự báo tăng 4% lên 12.6 triệu héc-ta.
  • Sản lượng lúa mỳ Canada 20/21 tăng thêm 2 triệu tấn trong báo cáo WASDE.
  • Sản lượng lúa mỳ Úc 20/21 tăng thêm 2.5 triệu tấn trong báo cáo WASDE.
  • Sản lượng lúa mỳ EU 20/21 tăng thêm 0.65 triệu tấn trong báo cáo WASDE.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ khó có thể vượt qua mức kháng cự 580 trong ngắn hạn nếu không có ảnh hưởng từ các hoạt động đầu cơ. Vùng giá cao này cũng đang khiến các nước nhập khẩu không hào hứng với việc mua hàng và có thể đẩy giá lại về quanh mức 570.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết 
    • Tại Mỹ, vùng đồng bằng phía nam có mưa nhỏ tại phía đông Texas trong hôm nay và ngày mai. Mưa sẽ xuất hiện tại bang Oklahoma trong ngày mai và tiếp tục dịch chuyển về phía đông trong những ngày sau đó.
    • Tại châu Âu, Đức không có mưa, tại Pháp, sẽ có mưa nhỏ trong vài ngày tới.
    • Tại Ukraina Ukraina và Nga, thời tiết hoàn toàn khô ráo tại các vùng gieo trồng chính.
    • Tại Úc, các khu vực gieo trồng chính không có mưa trong vài ngày tới.
  • Việt Nam: Nhập khẩu lúa mỳ tháng 8 giảm rất mạnh so với tháng 7.
  • USDA Crop Progress: Thu hoạch lúa mỳ vụ xuân hiện đã đạt 92% diện tích, so với 82% tuần trước, 75% cùng kỳ năm ngoái và 92% trung bình 5 năm qua.
  • USDA Crop Progress: Tiến độ gieo trồng lúa mỳ vụ đông hiện đã đạt 10% diện tích dự kiến, so với 5% tuần trước, 6% cùng kỳ năm ngoái và 8% trung bình 5 năm qua. 
  • USDA Export Sales: Bán hàng lúa mỳ tuần này đạt 336k tấn, giảm 31% so với tuần trước. Giao hàng đạt 564k tấn, giảm 22% so với tuần trước. 
  • USDA Export Inspection: Giao hàng lúa mỳ tuần này đạt 637k tấn, so với 699k tấn tuần trước và 518k tấn cùng kỳ năm ngoái 
  • Mỹ: Tạp chí Farm Futures dự báo diện tích trồng trồng lúa mì vụ đông 21/22 ước tính đạt 12.6 triệu héc-ta, tăng 4%. Diện tích trồng lúa mì vụ xuân niên vụ 21/22 dự báo ở mức 4.5 triêu héc-ta, giảm so với mức 4.9 triệu héc-ta trong năm nay. 
  • Trung Quốc: Hạn ngạch nhập khẩu lúa mì trong năm 2021 tại Trung Quốc ở mức 9.6 triệu tấn 
  • Nga: Thu hoạch lúa mỳ hiện đã đạt 82 triệu tấn với năng suất 3.13 tấn/héc-ta. 
  • Nga: Xuất khẩu lúa mỳ trong tuần vừa qua tăng 39% so với tuần trước đó. 
  • Ukraina: APK-Inform tặng dự báo sản lượng lúa mỳ lên 25.5 triệu tấn so với 25.2 triệu tấn trong dự báo trước đó.
  • Ukraina: Thời tiết sương giá tiếp tục cản trở đến tiến độ gieo trồng lúa mỳ 
  • Ukraina: Xuất khẩu lúa mỳ từ đầu vụ 20/21 giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái 
  • Úc: Nhiều mô hình thời tiết củng cố khả năng xảy ra La Nina trong năm nay. 
  • Canada: Sản lượng lúa mì trong năm nay dự báo tăng 6% so với năm ngoái. 
  • Canada: Xuất khẩu lúa mỳ tăng 10% trong tuần trước lên mức 382,900 tấn. 
  • Canada: Tiến độ thu hoạch ngũ cốc có thể chịu ảnh hưởng bởi sương giá.
  • EU: Strategie Grains dự báo sản lượng lúa mỳ của EU tăng 1% lên 129.3 triệu tấn 
  • EU Commission: Xuất khẩu lúa mỳ của EU đã đạt 3.58 triệu tấn, giảm 41% so với 6.11 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. 
  • Pháp: Bộ Nông nghiệp giảm dự báo sản lượng lúa mỳ xuống mức 29.5 triệu tấn. 
  • Pháp: FranceAgriMer dự báo xuất khẩu lúa mỳ mềm niên vụ 2020/21 giảm 51% so với niên vụ trước. 
  • Dollar Index kết thúc tuần giảm nhẹ 0.07% đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp. 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 580 ; 600.
  • Hỗ trợ: 570 ; 555.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong cả ngắn hạn và trung hạn.