Lúa mỳ gần như đều rung lắc mạnh trong phiên nhưng đóng cửa với các mức thay đổi nhỏ trong suốt từ đầu tuần đến nay. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì xu hướng chính của lúa mỳ vẫn đang thiên về “bullish”, khi mà thời tiết tại các vùng gieo trồng chính vẫn đang khiến lực bán ra của nông dân không quá mạnh. Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu chính vẫn phải mua thêm hàng do lo ngại về việc giá có thể tăng mạnh trở lại như đợt trước. Algeria đã mua đến 510,000 tấn lúa mỳ trong buổi đấu thầu kết thúc hôm qua với mức giá cao hơn 13% so với lần mua hàng gần nhất cách đây 2 tháng. Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ cùng đang hỏi mua gần 500,000 tấn, và giúp cho giá lúa mỳ vẫn đang tiếp tục tăng trong sáng nay.

Thời tiết cuối tuần này tại Ukraina và Nga được dự báo sẽ có mưa trở lại với lượng tương đối lớn, lại đang là nguyên nhân tiềm ẩn khiến giá lúa mỳ có thể không tăng mạnh được. Nhất là khi giá lúa mỳ còn phụ thuộc nhiều vào các quỹ đầu cơ hơn là ngô và đậu tương, nên diễn biến giá tại các vùng quan trọng trở nên khó dự đoán hơn bình thường. Tuy nhiên nhu cầu đang có phần lấn át, Giaodich24 cho rằng xác suất vượt qua được vùng 600 của lúa mỳ vẫn đang có phần nhỉnh hơn.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ sẽ dao động giằng có tại vùng giá quan trọng 600 nhưng xác suất giá lúa mỳ giảm lại về dưới 595 đang thấp hơn.

 

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang tăng mạnh trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 615 ; 625
  • Hỗ trợ: 590 ; 575

=> Mô hình kĩ thuật đang quay lại xu hướng “bullish” sau giai đoạn đi ngang tích lũy.