Lúa mỳ đã có 1 tuần rung lắc khá mạnh trong vùng giá 620 – 635, tuy nhiên vẫn giữ được sắc xanh khi đóng cửa tuần. Về cơ bản thì các thông tin vẫn đang có phần thiên về xu hướng “bullish”, tuy nhiên, chưa có các số liệu cụ thể phản các ảnh hưởng của thời tiết khô hạn đến các vùng gieo trồng khiến cho giá lúa mỳ hầu như đi theo các yếu tố kỹ thuật. Lực mua – bán kỹ thuật liên tục khiến giá thay đổi xu hướng đột ngột tại các ngưỡng hỗ trợ – kháng cự trong cả tuần vừa rồi.

Thông thường việc Ai Cập bắt đầu mua hàng sẽ kéo theo một loạt các quốc gia nhập khẩu chính khác mua theo. Nhưng trong tuần trước thì đã có rất nhiều nước đã mua hàng do lo ngại khả năng giá còn lên cao nữa, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Algeria, khiến cho giá lúa mỳ trong tuần này đang thiếu đi các lực hỗ trợ mạnh.

Thời tiết tại vùng đồng bằng phía nam của Mỹ đang được dự báo sẽ có mưa và tuyết rơi với lượng lớn trong vài ngày tới, cải thiện đáng kể cho mùa vụ lúa mỳ tại đây sau thời gian dài khô hạn nghiêm trọng. Đây là thông tin “bearish” chủ yếu khiến cho giá lúa mỳ Chicago đang giảm nhẹ trong sáng nay. Mặc dù vậy, thời tiết tại Nga và Ukraina trong tuần này hầu như sẽ không có mưa, gây ra nhiều lo ngại về chất lượng mùa vụ năm nay tại các nước xung quanh khu vực biển Đen, làm lực bán ra bị hạn chế đi đáng kể.

Thị trường đang rất trông chờ vào hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ cho nửa cuối niên vụ 20/21 dự kiến sẽ được chính phủ Nga công bố trong tuần này. Đây là thông tin có tác động rất lớn, vì thế nhiều khả năng giá lúa mỳ sẽ giằng co quanh mức 630 để chờ đợi các diễn biến mới.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • GASC của Ai Cập đã quay lại mua hàng thông qua các phiên đấu thấu quốc tế với mức giá cao hơn $22/tấn so với tháng trước.
  • Nga dự kiến sẽ đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ nửa cuối niên vụ 20/21 trong tháng 10.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Thời tiết tại các vùng gieo trồng chính của Mỹ đã giảm bớt mức độ khô hạn và dự báo sẽ có mưa với lượng lớn trong tuần này.
  • Xuất khẩu lúa mỳ tại Canada tuần vừa rồi đạt 558,400 tấn, cao gấp 3 lần so với tuần trước đó, gây áp lực cạnh tranh lên giá lúa mỳ Mỹ.
  • Rabobank dự báo sản lượng lúa mỳ Úc 20/21 ở mức 28.8 triệu tấn, cao hơn 91% so với mức sản lượng của năm ngoái.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ có thể sẽ dao động với biên độ 5 cents quanh mức 630 một vài phiên tới, trước khi chính phủ Nga công bố hạn ngạch.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 635 ; 650
  • Hỗ trợ: 620 ; 600

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang có xu hướng đi ngang trong ngắn hạn.