Lúa mỳ sau khi dẫn dắt các mặt hàng nông sản trong phiên đầu tuần thì tiếp tục duy trì đà tăng trong ngày hôm qua. Với 3 phiên tăng liên tiếp từ cuối tuần trước đến nay, giá lúa mỳ đã lên mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây trên biểu đồ các tháng liền kề. Và giống như với những gì Giaodich24 đã phân tích hôm qua, thời tiết chưa có dấu hiệu được cải thiện tại các vùng gieo trồng chính khiến nông dân tại các quốc gia biển Đen rất hạn chế bán hàng. Điều này khiến các nước nhập khẩu chính vẫn buộc phải mua hàng do lo ngại về việc giá có thể sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.

Nhìn chung các yếu tố hỗ trợ giá tại thời điểm này vẫn chưa có gì thay đổi. Kháng cự tâm lý – kỹ thuật rất mạnh ở mức 600 sẽ rất khó có thể vượt qua được trong ngắn hạn. Đối với dự đoán của thị trường về tồn kho lúa mỳ Mỹ niên vụ 20/21 trong báo cáo WASDE tới đây, mức giảm 1 triệu tấn là phù hợp với các số liệu tồn kho mới nhất trong báo cáo Grain Stocks và sản lượng niên vụ 20/21 trong báo cáo Small Grains Summary. Nên báo cáo này có thể sẽ không có tác động nào đáng kể đến giá lúa mỳ ở giai đoạn hiện tại.

Thị trường vẫn sẽ kỳ vọng chủ yếu vào diễn biến mua hàng của các quốc gia trong các phiên đấu thầu quốc tế, cùng với hạn ngạch xuất khẩu sớm được công bố của Nga. Tuy nhiên, ngay cả khi các thông tin này có tác động “bullish” thì xác suất lúa mỳ có thể vượt qua được mức 600 trong thời gian tới là không cao.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ sẽ vẫn duy trì khoảng giao dịch 580 – 600 cho đến hết tuần này.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua

RSI đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 600 ; 615
  • Hỗ trợ: 580 ; 555

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn và trung hạn.