Lúa mỳ kết thúc tuần trước đã tăng đến hơn 5% và đóng cửa tuần ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2014 đến nay trên biểu đồ giá lúa mỳ tháng liền. Đây cũng đã là tuần tăng mạnh thứ 3 liên tiếp của giá lúa mỳ CBOT, và giá vẫn tiếp tục có Gapup nhỏ trong sáng nay. Các thông tin chủ yếu tác động đến giá lúa mỳ vẫn là việc thời tiết bất lợi ở các khu vực gieo trồng lớn như Mỹ, Argentina và các nước xung quanh khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, thị trường chỉ phản ứng mạnh mẽ với thông tin này khi giá vượt lại mức kháng cự tâm lý quan trọng 600 trong tuần vừa rồi, và tác động từ số liệu tồn kho lúa mỳ thế giới niên vụ 20/21 được dự báo tăng trong báo cáo Cung cầu tháng 10 của USDA gần như đã không còn.

Đối với nhu cầu thực tế, một loạt các quốc gia nhập khẩu chính vẫn buộc phải mua hàng, bất chấp việc một số đơn hàng đã bị từ chối trước đó do không tìm được mức giá phù hợp và lo ngại việc giá lúa mỳ sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhu cầu cao trong khi nông dân vẫn quyết định tích trữ hàng cho đến khi có sự cải thiện về thời tiết, càng khiến cho lực mua áp đảo lực bán.

Trong bối cảnh đấy, các quỹ đầu cơ cũng đẩy mạnh dòng vốn để gia tăng vị thế mua ròng. Kết thúc tuần trước, số hợp đồng mua ròng của các quỹ này đã tăng hơn 2,5 lần, lên xấp xỉ 70,000 hợp đồng mua ròng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho giá lúa mỳ tăng mạnh trong cuối tuần trước. Tuy nhiên, các mức tăng này nếu không được củng cố từ nhu cầu thực trong một vài phiên tới thì sẽ khó có thể bền vững, và khiến giá lúa mỳ có thể rung lắc mạnh hơn so với ngô – một sản phẩm thay thế của lúa mỳ.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Ủy ban thương mại Rosario (BCR) hay còn gọi là Rosario Exchange giảm dự báo sản lượng lúa mỳ 20/21 về mức 17 triệu tấn, so với mức 18 triệu tấn trong báo cáo tháng trước.
  • Hiệp hội ngũ cốc bang Tây Úc – GIWA cho biết, sản lượng lúa mỳ của bang này niên vụ 20/21 dự báo ở mức 7.4 triệu tấn, giảm 12.4% so với báo cáo tháng 9.
  • Nga dự kiến sẽ đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ nửa cuối niên vụ 20/21 trong tháng 10.
  • Chỉ số hạn hán tiếp tục tăng mạnh ở vùng đồng bằng phía nam Hoa Kỳ và các bang gieo trồng chính ở khu vực Tây Bắc.
  • Thời tiết của Ukraina trong tuần này được dự báo sẽ không có mưa, hạn chế việc bán ra của nông dân nữa này.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Thời tiết tại các vùng gieo trồng của Nga được sẽ báo sẽ có nhiều mưa hơn trong tuần này.
  • Đồng Dollar Mỹ tuần vừa rồi đang tăng trở lại sau 2 tuần giảm liên tiếp trước đó.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ đang giằng co ở xung quanh mức giá 630. Giá có thể sẽ giảm trở lại trong 1, 2 phiên tới về dao động trong vùng 620 – 630.

 

TỔNG HỢP TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC:

  • Thời tiết ()
    • Tại Mỹ, vùng đồng bằng phía nam thời tiết khô ráo trong những ngày tới, thuận lợi cho hoạt động gieo trồng lúa mỳ tại đây.
    • Tại châu Âu, Đức và Pháp tiếp tục có mưa tại một số khu vực trong vài ngày tới.
    • Tại Nga, thời tiết tiếp tục khô ráo tại các vùng gieo trồng chính, Tại Ukraina, sẽ có mưa trong vài ngày tới với lượng nhỏ.
    • Tại Úc, toàn bộ khu vực gieo trồng hoàn toàn khô ráo trong những ngày tới.
  • Việt Nam: Nhập khẩu lúa mỳ tháng 9 tăng rất mạnh so với tháng 8. ()
  • USDA Crop Progress: Gieo trồng lúa mỳ vụ đông hiện đã đạt 68% diện tích dự kiến, so với 52% tuần trước, 61% cùng kỳ năm ngoái và 61% trung bình 5 năm qua. ()
  • USDA Export Inspections: Giao hàng ngô tuần này đạt 514k tấn, so với 678k tấn tuần trước và 497 tấn cùng kỳ năm ngoái ()
  • USDA Export Sales: Bán hàng lúa mỳ tuần này đạt 529k tấn, ngang bằng so với tuần trước và tăng 23% so với trung bình 4 tuần ()
  • Mỹ: Chỉ số hạn hán tiếp tục tăng mạnh cả ở vùng đồng bằng phía nam và tây bắc. ()
  • EU: Sản lượng lúa mỳ 20/21 của EU dự báo tăng nhẹ lên 129.5 triệu tấn. ()
  • EU Commission: xuất khẩu lúa mỳ từ đầu niên vụ 2020/21 tới nay đã đạt 5.73 triệu tấn, thấp hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái. ()
  • Nga: Tiến độ gieo trồng lúa mỳ vụ đông 20/21 đạt 85% diện tích dự kiến. ()
  • Nga: Giá lúa mỳ xuất khẩu tại khu vực biển Đen tăng $8 lên mức $245/tấn. ()
  • Nga: Xuất khẩu lúa mỳ từ đầu niên vụ đến nay giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. ()
  • Úc: Sản lượng lúa mỳ vụ đông dự kiến giảm 12.4% so với dự báo trước. ()
  • Canada: Xuất khẩu lúa mỳ trong tuần vừa qua giảm 65% so với tuần trước đó. ()
  • Ukraina: UGA giảm dự báo sản lượng lúa mỳ 2020 của Ukraina về mức 25.3 triệu tấn. ()
  • Ukraina: Lũy kế xuất khẩu lúa mỳ đã đạt mức 9.2 triệu tấn, so với 9.77 triệu tấn đã xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái. ()
  • Ukraina: APK-Inform vừa giảm dự báo sản lượng lúa mỳ niên vụ 20/21 xuống còn 25.1 triệu tấn, so với 25.3 trong báo cáo trước. ()
  • Pháp: Sản lượng lúa mỳ mềm năm nay tại Pháp dự kiến đạt 29.2 triệu tấn, thấp hơn mức 29.5 trong báo cáo tháng trước của Bộ Nông nghiệp nước này. ()
  • Pháp: Xuất khẩu lúa mỳ niên vụ 20/21 dự kiến tăng nhẹ lên mức 6.7 triệu tấn. ()
  • Argentina: Ủy ban thương mại Rosario (BCR) hay còn gọi là Rosario Exchange dự báo sản lượng lúa mỳ 20/21 ở mức 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18 triệu tấn trong dự báo trước. ()
  • Dollar Index chốt tuần giảm 0.84% về mức 93.06. ()

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá có gapup nhỏ trong sáng nay và đang tiếp tục tăng.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng lên, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng mở rộng.

  • Kháng cự: 635 ; 650
  • Hỗ trợ: 615 ; 600

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” rất mạnh trong ngắn hạn.