Đậu tương đã tăng trong toàn bộ các phiên của tuần này, và trong ngày hôm qua có thời điểm giá đã được đẩy lên đến mức cao nhất kể từ tháng 7/2016 đối với hợp đồng tháng liền kề. Tuy nhiên lực bán kỹ thuật cùng tâm lý chốt lời đã đẩy giá đậu tương về lại quanh vùng giá quan trọng 1070.

Mặc dù không có đơn hàng hàng ngày nào từ Trung Quốc trong suốt 1 tuần trở lại đây, thị trường vẫn đang rất lạc quan bởi các số liệu bán hàng tích cực được thể hiện trong báo cáo Export Sales. Tính đến hết ngày 15/10, lũy kế bán hàng đậu tương của Mỹ đã đạt 45.3 triệu tấn, cao hơn rất nhiều so với 18.2 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái và tăng cao gấp đôi so với mức trung bình hàng năm. Trong đó, bán hàng cho Trung Quốc đạt gần 25.0 triệu tấn, đạt khoảng 70% so với kế hoạch mà USDA đề ra cho niên vụ hiện tại. Thông thường tại thời điểm này, bán hàng cho Trung Quốc mới chỉ đạt 40 – 50%, vì thế thị trường đang kỳ vọng vào việc USDA sẽ tiếp tục điều chỉnh dự báo xuất khẩu đậu tương của Mỹ năm nay trong báo cáo Cung – cầu tháng 11 tới đây. Đây đang là yếu tố “bullish” chính với giá đậu tương bên cạnh lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn đầu năm tới.

Tuy nhiên về thời tiết, các vùng gieo trồng chính của Nam Mỹ đều được dự báo sẽ có mưa với lượng tương đối lớn trong cuối tuần này và đầu tuần sau, có thể cải thiện đáng kể đến tiến độ gieo trồng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm. Do đó, giá đậu tương đang giằng co mạnh ở quanh ngưỡng 1070 và có thể chưa tăng trở lại được trong phiên hôm nay.

Khô đậu tương cũng đã có một phiên tăng đột biến trong ngày hôm qua, gây bất ngờ đến toàn thị trường khi tăng vọt đến 10 USD ngay khi mở cửa phiên tối. Trung Quốc cũng đã mua 20,000 tấn khô đậu và 11,000 dầu đậu tương đầu tiên trong niên vụ này. Trong bối cảnh các nhà máy không tìm được nguồn cung đậu tương thay thế, có thể sẽ phải gia tăng nhập khẩu trực tiếp khô đậu tương của Mỹ, cũng là nguyên nhân hỗ trợ giá khô đậu tương tăng trong phiên hôm qua và vẫn tiếp tục mạnh lên trong sáng nay. Giá khô đậu tương có thể chưa vượt lại được mức kháng cự 390, nhưng hoàn toàn có thể kết thúc tuần này ở trên mức 380.

Dầu đậu tương dù chịu áp lực từ mức tăng rất mạnh của khô đậu tương. Nhưng với việc nguồn cung các loại dầu thực vật đang eo hẹp thì việc giá dầu đậu tương cũng sẽ khó giảm lại về dưới mức 33.00, nhất là khi giá đậu tương vẫn còn đang rất vững.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương sẽ chủ yếu giằng co quanh mức 1070 trong phiên hôm qua, giá có thể mạnh lên trong tối nay nếu có thêm các đơn hàng cho Trung Quốc được xác nhận nhưng chưa chắc đã vượt được kháng cự 1080.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương tiếp tục chuyển lên vùng giá 380.0 – 390.0 và nhiều khả năng sẽ giằng co trong vùng giá này một vài phiên tới.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương đang yếu đi do giá khô đậu tương mạnh lên, nhưng sẽ vẫn dao động chủ yếu trong khoảng giá 33.00 – 34.00 để chờ xu hướng của giá đậu tương.

 

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang hướng xuống, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.  

  • Kháng cự: 1080 ; 1100
  • Hỗ trợ: 1045 ; 1035

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang trong xu hướng “bullish” trung hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 390 ; 400
  • Hỗ trợ: 370 ; 362

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn và trung hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang giảm mạnh trong sáng nay

MACD đang hướng lên, ở trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng hẹp.

  • Kháng cự: 34.00 ; 35.50
  • Hỗ trợ: 33.00 ; 32.00

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trong ngắn hạn.