Đậu tương mặc dù đã tăng liên tiếp 3 phiên trong tuần này, và đóng cửa trên mức 1070 lần đầu tiên kể từ đầu năm 2017 đến nay, tuy nhiên đà tăng hiện đang giằng co do tốc độ mua hàng chững lại của Trung Quốc trong suốt 1 tuần trở lại đây. Các tác động từ thông tin về tổng thống Trump không kéo dài quá lâu, do những thông tin này về bản chất chỉ là những ngón đòn truyền thông giữa 2 Đảng trước thềm bầu cử. Và khi thị trường bình tĩnh trở lại thì có một thực tế là, tổng thống Trump vẫn đang có những cơ hội không hề nhỏ để tái đắc cử trong năm nay, khi mà đối thủ Joe Biden nếu chiến thắng sẽ là Tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điều mà có thể gây cản trở đáng kể đến việc đưa nước Mỹ quay lại vị tri thống trị tuyệt đối, như trước đây đã từng.

Về nhu cầu thực tế, mặc dù thời tiết sẽ có cải thiện đáng kể trong vài ngày tới ở Nam Mỹ, nhưng việc thiếu hụt nguồn cung do thu hoạch muộn là điều không thể đảo ngược. Do đó, thông tin này sẽ tạo áp lực lên giá các hợp đồng tháng xa nhiều hơn, và chỉ ảnh hưởng nhỏ đến hợp đồng tháng gần. Trong những ngày gần đây, thị trường vẫn đang có tin đồn về việc Trung Quốc tiếp tục hỏi mua khoảng 7 tàu đậu tương Mỹ với khối lượng lên đến 500,000 tấn cho shipment tháng 11 – tháng 1. Thông tin này nếu được xác nhận trong các báo cáo tối nay của USDA thì khả năng lớn sẽ giúp giá đậu tương bứt phá, thay vì chỉ giằng co quanh mức 1070 như hiện tại.

Đối với khô đậu tương, thông tin về ép dầu giảm tại Argentina vốn đã phản ánh vào giá trong suốt 1 tháng qua, giúp cho giá mặt hàng này đã tăng đến đến 40 USD chỉ sau 1 tháng, vì thế tác động “bullish” từ số liệu này không còn nhiều. Mức giá hiện tại được đánh giá là hơi vô lý đối với các nhà máy sản xuất, và nhiều khả năng sẽ chững lại khi gặp lực cản lớn ở mức 380. Trong khi đó, các thông tin trái chiều nhau đang khiến giá dầu đậu tương giằng co mạnh ở vùng giá 33.00. Nhu cầu tiêu thụ các loại dầu nói chung đều đang suy yếu trở lại do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở cả Mỹ lẫn châu Âu. Tuy nhiên nguồn cung thiếu hụt trong khi xuất khẩu được đẩy mạnh khiến giá dầu cọ tăng vọt trong 2 phiên gần đây, cũng ảnh hưởng “bullish” đến giá dầu đậu tương. Về cơ bản thì giá dầu đậu tương vẫn chịu sức ép trái chiều từ mức tăng rất mạnh của khô đậu tương, nên trong trường hợp khô đậu chững lại, sẽ có tác động lớn đến giá của dầu đậu và giúp cho mặt hàng này không giảm sâu hơn nữa.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Đậu tương nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục tăng trong phiên hôm nay, và được củng cố nếu có đơn hàng được thể hiện trong báo cáo Daily Export Sales. Khi đó, khoảng dao động sẽ được chuyển lên vùng giá 1070 – 1100.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Khô đậu tương đang gặp lực cản lớn ở vùng giá 380.0, có khả năng sẽ điều chỉnh tại đây và vẫn trong vùng giá 370.0 – 380.0.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Dầu đậu tương đang giằng co ở quanh mức 33.00 và có thể sẽ tăng trở lại nếu giá đậu tương mạnh lên.

 

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá đang giằng co quanh mức mở cửa

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF đang hướng lên, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng trung bình.  

  • Kháng cự: 1080 ; 1100
  • Hỗ trợ: 1045 ; 1035

=> Mô hình kĩ thuật đang có xu hướng “bullish” trong ngắn hạn và trung hạn.

 

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF đang đi ngang, ở vùng quá mua.

RSI đang đi ngang, ở vùng quá mua.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 380 ; 400
  • Hỗ trợ: 362 ; 355

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” mạnh trong ngắn hạn và trung hạn.

 

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá đang tăng nhẹ trong sáng nay

MACD đang hướng lên, vừa cắt qua mức 0.

StochF đang hướng lên, ở trên đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 34.00 ; 35.50
  • Hỗ trợ: 33.00 ; 32.00

=> Mô hình kĩ thuật đang đi ngang trong ngắn hạn.